
- Khảo nghiệm và sản xuất thử giống lúa T1 và T2 có năng suất chất lượng cao có giá trị hàng hóa tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang
- Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng chịu nóng ở Việt Nam
- Sử thi Ê Đê hiện nay: Nghệ nhân và việc trao truyền nghệ thuật diễn xướng
- Nghiên cứu chọn tạo giống hoa lan có giá trị cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu
- Nghiên cứu sản xuất một vài loại quạt thấp áp và trung áp có chất lượng cao có khả năng chống xâm thực dùng cho các hệ thống thông gió hút hơi khí độc
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng ở bệnh nhân lao hang mới và lao phổi tái phát tại tỉnh Bình Định
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng - Sơ đồ thiết kế tổng thể hệ thống
- Xây dựng hệ thống dịch tự động hỗ trợ việc dịch các tài liệu giữa tiếng Việt và tiếng Nhật nhằm giúp các nhà quản lý và các doanh nghiệp Hà Nội tiếp cận và làm việc hiệu quả với thị trường Nhật Bản
- Cải tiến máy dệt GA 615 BA-180 nhằm đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu của thị trường
- Nghiên cứu quy trình thu nhận xử lý và bảo quản một số loại mô ghép



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2025 định hướng đến 2030
Học viện Dân tộc
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
TS.Nguyễn Thị Bích Thu
PGS.TS.Lê Ngọc Thắng; TS.Nguyễn Thị Thuận; ThS.Hoàng Kiều Ngân; ThS.Dương Hiền Dịu; TS.Phạm Văn Hiếu; TS.Nguyễn Thị Thân Thủy; TS.Bùi Sỹ Tuấn; TS.Phí Hùng Cường; ThS.Đỗ Vũ Hiệp; TS.Lê Thị Hằng; Bùi Sỹ Tuấn(1);
01/10/2017
01/07/2019
2019
193
Tuy vậy, là một tỉnh có đông đồng bào DTTS, nên bên cạnh những kết quả đã đạt được trong năm 2018, kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng vẫn còn một số hạn chế, bất cập, đặc biệt về chất lượng nguồn nhân lực DTTS. Tính đến cuối năm 2018, Lâm Đồng có khoảng 811.000 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 299.300 người, chiếm 36,9% tổng số lao động của tỉnh[2]. Nhưng lao động đã qua đào tạo nói chung chỉ chiếm 16,6% tổng số lao động của tỉnh. Về trình độ học vấn, lao động từ 15 tuổi trở lên của Lâm Đồng biết đọc, biết viết chiếm 95,2%, thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước 0,6% (2019). Không có con số thống kế riêng về tỷ lệ biết chữ của các DTTS ở Lâm Đồng, tuy nhiên, theo nhận định của Cục Thống kê Lâm Đồng, căn cứ trên số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, huyện nào có tỷ lệ DTTS càng cao thì tỷ lệ người biết chữ, người trong độ tuổi đi học hiện không đi học càng thấp như Đăm Rông (65,27% người DTTS), Lạc Dương (70,56% người DTTS), Di Linh (41,82% người DTTS),… Về trình độ nghề nghiệp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng rất thấp. Theo số liệu điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2015: Dân tộc K’ho: 3,8% (sơ cấp nghề: 0,1%), trung cấp: 0,1%, cao đẳng: 1,4% và đại học trở lên: 1,1%), dân tộc Mạ: 3,0% (sơ cấp nghề: 0,1%, trung cấp: 1,5%, cao đẳng: 0,4%, đại học trở lên: 1,0%); Dân tộc Chu Ru: 2,9% (sơ cấp nghề: 0,1%, trung cấp: 0,7%, cao đẳng: 0,9%, đại học trở lên: 1,3%);… Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là rất thấp. Đó là một lực cản rất lớn trong việc phát triển kinh tế – xã hội trong vùng đồng bào DTTS ở Lâm Đồng.
(2) Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 – 2020, định hướng 2030” trong thời gian từ 2017 – 2019. Nội dung chính của nghiên cứu này đã được chúng tôi thực hiện trong 2 năm qua, gồm 5 vấn đề:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực DTTS của tỉnh Lâm Đồng hiện nay
- Đánh giá tác động của chính sách phát triển kinh tế - xã hội đến phát triển nguồn nhân lực DTTS của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – nay.
- Dự báo, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn sau năm 2020 đến năm 2030.
- Xây dựng một số mô hình thí điểm về phát triển nguồn nhân lực DTTS.
Với các nội dung nghiên cứu này, cùng với sử dụng hệ thống phương pháp phù hợp (điều tra xã hội học, chuyên gia, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia,…), nhóm nghiên cứu đã tập trung chọn điểm nghiên cứu và dân tộc nghiên cứu đại diện cho 12 huyện/thành phố, 47 dân tộc của tỉnh Lâm Đồng như sau:
- Huyện Di Linh: Nghiên cứu về CB, CC cấp xã người DTTS
- Huyện Đơn Dương, Lạc Dương: Nghiên cứu về người lao động DTTS ở nông thôn thuộc hai dân tộc K'ho, Chu Ru.
- Trường CĐSP Đà Lạt và Trường Phổ thông DTNT tỉnh Lâm Đồng: Nghiên cứu về học sinh và sinh viên DTTS thuộc các DTTS đang cư trú trên địa bàn, có chú ý hơn đến các HS, SV là người DTTS tại chỗ và thuộc nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp (Mông, Thái,…).
(3) Kết quả nghiên cứu đã cho chúng tôi rút ra nhiều vấn đề quan trọng về hiện trạng nguồn nhân lực DTTS ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay về chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực DTTS nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Để từ đó, có những đề xuất, kiến nghị bổ sung, điều chỉnh chính sách phát triển nguồn nhân lực DTTS của Lâm Đồng, đặc biệt với nhóm DTTS tại chỗ và các dân tộc di cư từ nơi khác đến thuộc nhóm nhân lực có chất lượng thấp.
Mặt khác, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp mới, phù hợp với điều kiện dân cư, văn hóa, kinh tế, xã hội của tỉnh, ví dụ như:
- Cần đưa máy vi tính vào trong các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng DTTS, thay thế cho một số hỗ trợ không còn phù hợp hoặc ít phát huy tác dụng cho phát triển nguồn nhân lực DTTS.
- Đưa nội dung tập huấn về sử dụng mạng internet phục vụ cho tìm kiếm thông tin phục vụ phát triển kinh tế gia đình, cộng đồnglà chương trình tập huấn chính thức trong đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cho vùng DTTS.
- Với cán bộ, công chức DTTS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cần có chương trình bồi dưỡng riêng, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở chính quyền địa phương.
Đồng thời, để các giải pháp trên khả thi, chúng tôi cũng có những kiến nghị đối với các sở, ngành, UBND các cấp ở địa phương có sự phối hợp chặt chẽ, sáng tạo và mạnh dạn trong vận dụng chủ trương, chính sách của nhà nước vào phát triển nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn, tập trung vào các thế mạnh của địa phương về nông nghiệp công nghệ cao, du lịch,…
(4) Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi của một nghiên cứu, cũng có những nội dung chúng tôi chưa thể thực hiện được đầy đủ và đảm bảo bao quát hết các địa bàn, dân tộc của tỉnh. Để hạn chế những vấn đề chưa hoàn thiện của nghiên cứu này, chúng tôi sẽ có những lưu ý chi tiết đối với các sở, ngành, UBND các cấp của tỉnh khi triển khai các chủ trương, chính sách tại các địa bàn, dân tộc khác nhau. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực DTTS của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn sau năm 2020 đến 2030.
Thực trạng, giải pháp, dân tộc thiểu số
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2020-015