
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng - Phát triển các module tính toán
- Đánh giá kiến thức thái độ thực hành phòng chống HIV/AIDS của người dân một số dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Quảng Trị
- Nghiên cứu thực trạng và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ đất trồng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng
- Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo bàn mai Atrina vexillum (Born 1778) tại Khánh Hòa
- Nghiên cứu nuôi cấy rễ tơ cây ké hoa đào (Urena lobata L) nhằm thu nhận nguyên liệu sản xuất hoạt chất điều trị tiểu đường tuýp 2
- Phụ lục đề tài: Hợp tác nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ dự phòng và điều trị đẻ non ở thai phụ tại khu vực phía Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ cơ giới hoá khai thác và thiết kế chế tạo loại dàn chống tự hành phù hợp áp dụng đối với điều kiện địa chất các vỉa dày độ dốc đến 35 độ tại vùng Quảng Ninh
- Hợp tác chế tạo bơm chìm có công suất lớn phục vụ nông nghiệp
- Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luận của các cơ quan hành chính nhà nước
- Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín an toàn sinh học tại huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
14/KQNC-TTKHCN
Khảo sát khả năng kháng bệnh đái tháo đường của một số cây thuốc dân gian theo cơ chế ức chế alpha - glucosidase
Viện Công nghệ Hoá học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
TS. Phùng Văn Trung
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh, ThS. Phan Nhật Minh, ThS. Bùi Trọng Đạt, ThS. Nguyễn Tấn Phát(2), KS. Võ Thị Bé, CN. Nguyễn Trung Kiên, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Khoa học y, dược
10/2011
08/2015
2015
Cần Thơ
254
Đề tài đã tiến hành sàng lọc hoạt tính ức chế α – glucosidase in vitro của 50 mẫu cây thu hái chủ yếu ở miền tây nam bộ, từ đó chọn ra 30 mẫu có hoạt tính để tiếp tục sàng lọc và so sánh chỉ số IC50. Từ đây tìm ra được 7 mẫu tốt nhất, gồm: cây Diệp hạ châu (66.8 µg/mL), 2 mẫu lá Đa búp đỏ (Cần Thơ: 72.6 µg/mL, Đồng Nai: 79.4 µg/mL), lá Khổ qua (76.6 µg/mL), cây Ngũ sắc (78.1 µg/mL), trái Ô môi (73.3 µg/mL) và Ổi (73.8 µg/mL). Chỉ số IC50 của các mẫu tương đối cao (65 - 80 µg/mL), chứng tỏ hoạt tính yếu.
Để loại bỏ tạp chất và tìm kiếm các chất có hoạt tính, chúng tôi đã tiến hành phân lập và xác định cấu trúc các chất phân lập được từ các mẫu cây trên. Kết quả là đã xác định được cấu trúc của 12 hợp chất bằng các phương pháp phổ, gồm: 1-(3-hydroxy-but-1-enyl)-2,6,6-trimethylcyclohexane-1,2,4-triol; Phloretin 4’-O-β-D-glucopyranoside; Rutin; Lantanilic acid; Linaroside; Lantanilic acid; aloe-emodin; afzelin; 3’,4’,5,7 Tetrahydroxy flavones; Eugenyl- β -Dglucoside; 3β-hydroxy-urs-12-en-28-oic và Apigenin.
Các chất trên có độ tinh khiết đạt trên 95% khi phân tích bằng HPLC. Để có thể thực hiện thử nghiệm trên chuột, chúng tôi đã tiến hành điều chế lượng lớn các chất trên (> 100mg). Các chất này được thử nghiệm hoạt tính hạ đường huyết theo mô hình dung nạp glucose. Kết quả chỉ có hợp chất PN01 được chiết từ cây Diệp hạ châu, gây nên sự giảm đường huyết nhẹ sau khi dung nạp glucose 30 phút. Hợp chất OS03 từ cây Hương nhu tía thể hiện tác dụng ổn định đường huyết sau 7 ngày thử nghiệm. Các hợp chất còn lại không có tác dụng
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2018-14/KQNC