- Nghiên cứu tiền khả thi của Nhà máy điện Phú Mỹ-Châu Thành tỉnh Đồng Nai 3-125 MW
- Đánh giá tình hình quản lý bệnh đái tháo đường tại phòng khám bệnh viện đa khoa Vĩnh Long từ 8/2003 - 5/2004
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo lò nung gốm sứ tiết kiệm năng lượng sử dụng khí hoá lỏng dung tích 18m3
- Xây dựng bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững
- Phân lập tuyển chọn và thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật từ một số dòng nấm nội cộng sinh – AMF - nhằm tăng cường khả năng chống chịu hạn mặn cho cây vú sữa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Di sản Hán-Nôm trong các di tích lịch sử văn hoá Bà Rịa - Vũng Tàu
- Thiết kế các vật liệu nano từ các cluster trộn SinMm
- Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế chế tạo mẫu kính điện tử cảnh báo vật cản cho người khiếm thị
- Nghiên cứu trồng xen cây bông trong vườn cây ăn quả ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Bắc Giang
- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano kháng khuẩn trên cơ sở kết hợp ZnO và TiO2 hướng đến ứng dụng trên gạch men và PVC
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
HPN.BO.03/21
An toàn cho phụ nữ trong không gian mạng: Đề xuất giải pháp thực hành an toàn
Học viện Phụ nữ Việt Nam
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Bộ
TS. Dương Kim Anh
TS. Lê Hồng Việt, TS. Trương Thúy Hằng, ThS. Hà Thị Thúy, TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Trần Thị Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy, ThS. Nguyễn Phương Chi, ThS. Hồ Khánh Lê, CN. Vũ Thị Hồng Minh
Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội
01/04/2021
01/12/2021
2021
Hà Nội
196
Nghiên cứu về an toàn cho phụ nữ trong không gian mạng hiện nay chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực này còn rất ít. Trong khi đó, với tốc độ phát triển của internet, lượng người dùng internet ở Việt Nam ngày càng tăng, sự xuất hiện và phát triển của các trang mạng xã hội, đòi hỏi có thêm nhiều nghiên cứu tìm ra các giải pháp đảm bảo an toàn cho phụ nữ trong không gian mạng. Đồng thời, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.
Nghiên cứu nhằm: Phân tích thực trạng nhận thức, hành vi của phụ nữ trong không gian mạng, xác định các rủi ro mất an toàn, từ đó đề xuất được các giải pháp thực hành an toàn cho phụ nữ vào không gian mạn trong bối cảnh công nghệ số.
Kết quả đề tài cho thấy phần lớn phụ nữ nhận thức được những lợi ích đầu tiên từ không gian mạng đem lại cho công việc, cuộc sống, học tập,…Họ cũng dễ dàng tiếp cận không gian mạng và thấy được sức mạnh to lớn của những thông tin có được trên mạng để phục vụ cho cuộc sống của mình, đồng thời cũng thấy được những ảnh hưởng, rủi ro từ không gian mạng đối với sức khỏe, tinh thần của mình. Phụ nữ ở độ tuổi khác nhau, ngành nghề khác nhau có nhận thức khác nhau về không gian mạng. Nghiên cứu cũng chỉ ra những khác biệt giới trong nhận thức, hành vi, thói quen giữa nam và nữ khi sử dụng không gian mạng.
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp thực hành an toàn trong không gian mạng. Kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan về hoàn thiện pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân. Đề xuất giải pháp đối với các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet tăng cường đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thúc đẩy thói quen, hành vi sử dụng mạng, đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ cũng như nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc thực thi và giám sát của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể. Một số kiến nghị cụ thể đối với phụ nữ để thực hành an toàn trên không gian mạng cũng được đưa ra, cụ thể như: Quản lý chặt chẽ thông tin cá nhân, Gỡ bỏ các trò chơi/ứng dụng rác, Sử dụng mật khẩu mạnh, Cài đặt phần mềm diệt virus, Cẩn trọng khi đưa thông tin cá nhân, Kiểm chứng nguồn tin trên mạng xã hội, Xây dựng thói quen lành mạnh, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số,…
An toàn, không gian mạng, thực hành an toàn
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
HPN-2021-003-BO