liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2017-62-1266

Báo cáo xã hội thường niên 2016: Nhận diện và đánh giá đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ trong viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Xã hội học

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Bộ

PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi

PGS.TS. Trần Cao Sơn, TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc, TS. Phạm Minh Phúc, TS. Trần Nguyệt Minh Thu, TS. Võ Xuân Vinh, ThS. Nguyễn Thị Sáu, ThS. Phạm Ngọc Tân, CN. Lê Quang Ngọc, Nguyễn Thị Huyền Giang

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

01/2016

12/2016

2016

Hà Nội

175 tr.

Công tác đào tạo và đào tạo lại được Viện HL KHXH Việt Nam đặc biệt lưu ý. Với sự ra đời của Học Viện KHXH, việc cán bộ trẻ của Viện HL KHXH Việt Nam được tiếp tục đào tạo lên bậc cao hơn trở nên thuận tiện, bài bản, có chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó, nhiều hình thức đào tạo bổ sung ngắn hạn như các khóa học về phương pháp liên ngành trong KHXH, các lớp bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, các khóa học mùa hè, các khóa học trong các chương trình hợp tác quốc tế cũng được tổ chức thường kỳ và đột xuất, tạo điều kiện cho nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn. Hiện nay có khoảng 80% lực lượng cán bộ trẻ đã có học vị Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ (khoảng 20% là Tiến sĩ). Đáng chú ý là đa số họ đã có được học vị cao ngày nay nhờ quá trình phấn đấu vươn lên trong quá trình làm việc tại Viện HL KHXH Việt Nam. Bên cạnh những đào tạo chính quy, đa số cán bộ trẻ được hỏi cho biết họ đã được tham gia các khóa đào tạo khác nhau về chuyên môn, quản lý, phương pháp nghiên cứu, lý luận chính trị, và các đào tạo khác. Điều này cho thấy Viện HL KHXH Việt Nam rất coi trọng đào tạo cán bộ và thực sự đã có nhiều nỗ lực đào tạo cán bộ trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ trẻ có nỗ lực tự đào tạo về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu là rất thấp. Tính thụ động trong việc tự nâng cao năng lực bản thân có lẽ vẫn là điều phổ biến ở đa số cán bộ trẻ. Tính thụ động thể hiện sự thiếu đam mê khoa học và khát vọng vươn lên. Đây là thách thức rất lớn đối với việc phát triển khoa học xã hội ở Viện HL KHXH Việt Nam. Về nhận định của cán bộ trẻ về các mặt hoạt động của chính nguồn nhân lực trẻ trong cơ quan, có thể thấy về cơ bản các cán bộ trẻ được phỏng vấn có cái nhìn tích cực đối với nguồn nhân lực trẻ. Ở cả 3 khối ngành, cán bộ trẻ đều đánh giá mức độ đoàn kết trong các hoạt động của cơ quan của nguồn nhân lực trẻ là tốt (4/5 điểm). Đánh giá về năng lực chuyên môn của nguồn nhân lực trẻ của khối KHXH cũng ở mức 3,5/5, thể hiện niềm tin vào tiềm năng khoa học của cán bộ trẻ khá cao ở khối này. Các đánh giá khác đều ở mức trên 3 điểm trong tổng số 5 điểm, ở mức độ trên trung bình. Những đánh giá này là nghiêm túc, thể hiện yêu cầu cần có nhiều cải thiện trong tương lai để nâng cao năng lực về các khía cạnh hợp tác nhóm, tính kỷ luật, tính sáng tạo, tính chủ động tích cực trong nghiên cứu, và năng lực chuyên môn (nhất là của khối KHNV và khối Vùng và Quốc tế). Đánh giá của các chuyên gia về cán bộ trẻ nhìn chung khá nhất quán ở nhận định lực lượng cán bộ trẻ khá phân hóa và không phải một tập thể đồng nhất. Chỉ có một bộ phận nhỏ cán bộ trẻ có năng lực, có kiến thức và kỹ năng, ham học hỏi, lao động cần cù, giỏi ngoại ngữ và tin học và có tiềm năng trở thành những nhà nghiên cứu KHXH giỏi trong tương lai

Nhân lực; Nhà khoa học; Khoa học xã hội

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14456