Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Bảo tồn và phát huy nghề truyền thống ở huyện Chợ Mới

Trường THCS Hội An

UBND Tỉnh An Giang

Cơ sở

ThS. Trần Thanh Tùng

Trần Thanh Thông, Võ Thị Loan, Nguyễn Thị Hồng Duyên, Trần Thu Thải

Xã hội học khác

01/01/2008

01/12/2008

2008

Trường THCS Hội An

33

Huyện Chợ Mới là nơi có nhiều nghề thủ công đã ra đời và phát triển từ lâu đời, có thể nói là ngay từ những ngày đầu khai khẩn vùng đất An Giang dưới thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Huyện Chợ Mới được xem là một trong những “cái nôi” thủ công nghiệp của tỉnh An Giang. Sự phân bố của các nghề thủ công ở huyện Chợ Mới ngày càng lan rộng ra hơn trong các thành phần cư dân địa phương và hình thành nhiều làng nghề (hay xóm nghề) thủ công truyền thống, trong đó có một số làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu, nổi tiếng như trước đây và một số làng nghề mộc và chạm khắc gỗ ở Chợ Thủ, xã Long Điền A, ở ấp Thị 2, thị trấn Mỹ Luông; xã Mỹ Hiệp; làng nghề vẽ tranh trên kiếng ở Bà Vệ, xã Long Điền B… hiện nay. Sự phát triển của các nghề thủ công ở huyện Chợ Mời trong lịch sử có lúc “thăng”, lúc “trầm”, nhưng sự phát triển của một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở đây nhìn chung có tính liên tục từ trước tới nay và có quy mô ngày càng lớn hơn trên cơ sở tìm kiếm, khai thác, sử dụng các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ (tre trúc, gỗ..), từ bên ngoài và tìm tòi, học hỏi, trao đổi nghề nghiệp, cải tiến kỹ thuật – công nghệ sản xuất để làm ra các sản phẩm thủ công, tác phẩm thủ công mỹ nghệ (đồ chạm khắc gỗ, tranh vẽ trên kiếng…) đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của cư dân tại địa phương, trong vùng Nam Bộ và một số nơi khác trên cả nước cũng như xuất khẩu sang các nước lân cận. Ở huyện Chợ Mới, ngoài nông nghiệp, những nghề thủ công truyền thống lâu đời như nghề đan đát mê bồ, nghề chằm nón, nghề làm dây keo, nghề mộc và chạm khắc gỗ, nghề đóng ghe xuồng, nghề vẽ tranh trên kiếng… đã thu hút đông đảo lao động trong và ngoài huyện tham gia sản xuất, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm, ổn định và nâng cao đời sống của một bộ phận cư dân chuyên nghề thủ công, đặc biệt là đối với một bộ phận cư dân chuyên nghề thủ công ở khu vực nông thôn. Hoạt động sản xuất và trao đổi buôn bán của các nghề thủ công ở huyện Chợ Mới đã thể hiện năng lực sáng tạo của những nghệ nhân, người thợ trong việc ứng xử, thích nghi với điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái – nhân văn tại một địa phương. Nghề mộc và chạm khắc gỗ, nghề đóng ghe xuồng và nghề vẽ tranh trên kiếng đã định hình truyền thống kỹ thuật – công nghệ sản xuất của mỗi nghề theo nghề nghiệp “cha truyền, con nối” trong gia đình, dòng họ, được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng và tạo ra “thương hiệu dân gian” của mỗi nghề và làng nghề. Các sản phẩm thủ công, tác phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghề và làng nghề thủ công ở huyện Chợ Mới đã phản ánh trong đó đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, tâm linh của các thành phần cư dân ở vùng đồng bằng sông nước. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các nghề và làng nghề thủ công ở huyện Chợ Mới đang đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cạnh tranh trên thương trường theo cơ chế thị trường. Nhiều loại hàng công nghiệp trong ngoài nước cùng chủng loại với các sản phẩm thủ công ở huyện Chợ Mới đã xâm nhập sâu rộng vào thị trường nội địa khiến cho hoạt động của các nghề và làng nghề thủ công nơi này có nguy cơ bị mai một và thất truyền. Vì thế cần tạo ra một số chính sách và giải pháp phát triển thích hợp và hữu hiệu để bảo tồn và phát huy các giá trị kinh tế, xã hội và văn hoá của các nghề và làng nghề thủ công, đặc biệt đới với các nghề và làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ Mới. Trước mắt, cần xây dựng các làng nghề thành các hợp tác xã, liên hợp tác xã có tư cách pháp nhân để hỗ trợ các hộ gia đình làm nghề thủ công ở huyện Chợ Mới trong việc vay vốn phát triển sản xuất; cung ứng các nguồn nguyên vật liệu cần thiết không có sẵn tại địa phương và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm thủ công vượt ra khỏi thị trường vùng Tây Nam Bộ và tham gia xuất khẩu; đồng thời quảng bá thương hiệu các nghề và làng nghề thủ công bằng nhiều hình thức, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Về lâu dài, cần có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, người thợ lành nghề để phát huy khả năng sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo của họ; đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển giao kỹ thuật – công nghệ sản xuất sao cho phù hợp với mỗi nghề và làng nghề thủ công để tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề người thợ và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao trên thị trường. Đồng thời gắn bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của các nghề và làng nghề thủ công ở huyện Chợ Mới với việc phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

thủ công; Chợ Mới