Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Biến tính diatomite tự nhiên và ứng dụng làm chất hấp phụ - xúc tác để xử lý chất ô nhiễm hữu cơ trong dung dịch nước

Trường đại học Thủ Dầu Một

UBND Tỉnh Bình Dương

Cơ sở

PGS.TS. Phạm Đình Dũ

Khoa học tự nhiên

01/06/2021

01/07/2022

2022

Bình Dương

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu hoạt hóa diatomite bằng cách xử lý với sodium hydroxide và biến tính diatomite với kim loại sắt nhằm nâng cao hoạt tính hấp phụ-xúc tác của nó. Diatomite hoạt hóa kiềm đã được ứng dụng để hấp phụ rhodamine B và methylene blue trong hệ một thành phần và hệ hai thành phần. Sự xử lý với natri hydroxide đã làm tăng diện tích bề mặt của diatomite từ 55,4 m2 /g lên 77,8 m2 /g, và tạo ra nhiều nhóm silanol tự do trên bề mặt vật liệu. Các dữ liệu hấp phụ cân bằng rhodamine B và methylene blue trên diatomite hoạt hóa kiềm đều phù hợp với mô hình Langmuir trong cả hệ đơn và hai thành phần. Methylene blue có ái lực với chất hấp phụ cao hơn so với rhodamine B. Trong hệ hai thành phần, chất hấp phụ ưu tiên hấp phụ rhodamine B và methylene blue. Quá trình hấp phụ là tự diễn biến, và hiệu quả loại bỏ cả rhodamine B và methylene blue phụ thuộc đáng kể vào pH. viii Vật liệu Fe/diatomite có hoạt tính xúc tác cao đối với phản ứng oxi hóa phenol trong dung dịch nước bằng H2O2. Sản phẩm trung gian chính của quá trình oxi hóa là hydroquinone.

Diatomite tự nhiên; Chất hấp phụ - xúc tác; Ô nhiễm hữu cơ

BDG-2022-047