Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTLC.03/17

37/KQNC

Chọn giống nhân giống và gây trồng cây Sơn tra theo hướng lấy quả tại tỉnh Lai Châu

Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tỉnh/ Thành phố

ThS Ninh Việt Khương

ThS. Ninh Việt Khương; TS. Triệu Thái Hưng; TS. Phạm Quang Tuyến; TS. Trần Văn Đô; ThS. Nguyễn Quang Hưng; ThS. Nguyễn Thị Thu Phương; ThS. Phùng Đình Trung; ThS. Trần Hoàng Quý; ThS. Trần Cao Nguyên; KS. Phạm Ngọc Đoàn; ThS. Trần Thị Hà

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

01/07/2017

01/12/2020

2021

Hà Nội

200

Sơn tra (Docynia indica Wall.(Decne.)) hay còn gọi là Táo mèo, Chua chát, Sám sá…thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Sơn tra là cây đặc sản lâm nghiệp cho quả, có giá trị kinh tế cao của vùng Tây Bắc. Quả Sơn tra có vị chua, chát, ngọt, thơm mát rất đặc trưng, được sử dụng rộng rãi trong chế bến nước hoa quả, rượu và là vị thuốc quý sử dụng trong đông y, nhờ tác dụng làm mạnh tim, điều hòa huyết áp, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim cùng một số tác dụng khác. Tại Việt Nam, Sơn tra mọc tự nhiên  ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên. Hiện nay, nhu cầu sử dụng quả Sơn tra ngày càng gia tăng. Rừng trồng Sơn tra không chỉ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mà còn mang lại giá trị kinh tế đáng kể cho người dân địa phương. Theo Thông tư 30/2018/TTBNN&PTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018, Sơn tra là một trong 2 loài lâm sản ngoài gỗ và là một trong 20 loài cây trồng lâm nghiệp chính được đưa vào danh mục loài cây trồng chủ lực của khu vực Tây Bắc. Tại tỉnh Lai Châu cũng đã ban hành quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 về việc phê duyệt dự án phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Mục tiêu đến năm 2020 có 3.000 ha cây Sơn tra, trong đó trồng mới giai đoạn 2017- 2020 là 1.820 ha. Điều này cho thấy cây Sơn tra đang là cây trồng quan trọng tại Tây Bắc nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng. Mặc dù đang là cây trồng được quan tâm phát triển hiện nay, tuy nhiên sản lượng và chất lượng quả Sơn tra tại Lai Châu lại chưa đáp ứng được như kỳ vọng. Quả Sơn tra đa phần khá nhỏ, chát, chất lượng thấp và không đồng đều. Có nhiều nguyên nhân như biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng chưa phù hợp với mục đích lấy quả, cây giống được lấy từ nhiều nguồn khác nhau… Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất do giống cây Sơn tra tại địa phương hầu hết là giống chưa qua chọn lọc và khảo nghiệm, do đó chất lượng của sản phẩm, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, Đề tài: “Chọn giống, nhân giống và gây trồng cây Sơn tra theo hướng lấy quả tại tỉnh Lai Châu” thực hiện là cần thiết. 

Chọn giống, nhân giống, gây trồng cây Sơn tra, theo hướng lấy quả, trồng rừng, UBND nậm Cần, Nậm Sỏ, Chiều dài chồi, chiều cao, sinh trưởng và phát triern, trồng phân tán, trồng thâm canh

Trung tâm Kiểm định và Phát triển KHCN Lai Châu - ĐT

LCU- KQNC-2021-022