
- Sản xuất thử giống ngô nếp lai TG10 ở một số vùng phía Bắc
- Nghiên cứu đa hình gene Leptin và tương quan giữa đa hình gene leptin với năng suất chất lượng sữa và một số chỉ tiêu sinh sản trên bò lai hướng sữa có tỷ lệ máu lai Holstein Friesian trên 875%
- Đánh giá sự biến động môi trường do khai thác chế biến khoáng sản ở thị xã Kon Tum
- Mô hình đồng liên kết có hệ số thay đổi theo thời gian và các ứng dụng trong phân tích lạm phát và dự báo tỷ giá ở Việt Nam
- Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chương trình Nông thôn mới tại các huyện ngoại thành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Sự nghiệp điều tra thu thập đánh giá bảo tồn nhân nhanh cây hoa cây cảnh khu vực miền Nam
- Xác định những luận cứ khoa học thực tiễn cho các giải pháp kiến trúc - quy hoạch xây dựng Tp Hồ Chí Minh văn minh hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc
- Nghiên cứu cây khổ sâm Thanh hao và Thường sơn để điều trị sốt rét
- Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng vào công nghệ các hạng cao su có chất lượng hoàn thiện
- Nghiên cứu chọn lọc lúa đặc sản đạt yêu cầu tiêu chuẩn xuất khẩu ở tỉnh Bạc Liêu



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá công tác phòng chống thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn xảy ra trước năm 2015 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Trần Xuân Hiền
Nguyễn Viết Lành, Thái Thị Thanh Minh, Nguyễn Văn Hiệp, Phùng Tiến Dũng, Bùi Đức Long, Võ Duy Phương, Ngô Duy Thi, Trương Thị Hoàng Hoa, Nguyễn Văn Đông, Trần Thị Lan
01/04/2018
01/05/2020
2020
Lâm Đồng
122
Hàng năm, Tây nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, xuất hiện nhiều loại hình thiên tai với tần suất và cường độ mạnh. Trong các loại hình thiên tai cơ bản, ngoại trừ nước dâng do bão, xâm nhập mặn, rét hại, động đất, sóng thần; các loại hình thiên tai khác như áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, sương muối,… đều đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, loại hình thiên tai như hạn hán, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất,… thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, đời sống văn hóa-kinh tế xã hội và môi trường sinh thái.
Ở tỉnh Lâm Đồng đã có một số đề tài nghiên cứu về đặc điểm khí hậu và thủy văn; bản đồ ngập lụt; tai biến địa chất; hạn hán,... nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ dẫn đến thiên tai có nguồn gốc khí tượng, thủy văn càng trở nên khắc nghiệt hơn, cực đoan hơn mà tỉnh Lâm Đồng không phải là một ngoại lệ. Và ngay cả khi đã phân được cấp độ rủi ro thiên tai rồi thì việc phân công cấp chính quyền, lực lượng nào chịu trách nhiệm quản lý, ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai cũng còn chưa được xác định một cách khoa học, khách quan và phù hợp với thực tiễn hoạt động của địa phương. Bên cạnh đó thì công tác tham mưu, đề xuất và chỉ đạo của các sở ban ngành cũng như các cấp chính quyền cơ sở và sự chủ động của cộng đồng dân cư trong việc làm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra còn có những mặt hạn chế.
Ngày 15 tháng 8 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/QĐ-TTg về việc phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, cấp độ rủi ro thiên tai ở đây được xác định chủ yếu chỉ dựa trên các đặc trưng thuộc về bản chất của hiện tượng thiên tai. Hơn nữa việc phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai còn chung cho khu vực lớn, nên chưa chi tiết, cụ thể cho tới cấp tỉnh, huyện,… Do đó, để đảm bảo về mặt khoa học và thực tiễn, đề tài tập trung vào nghiên cứu phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai cho 7 loại hình thiên tai cơ bản thường xảy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới; Mưa lớn; Hạn hán; Lũ lụt, Lũ quét; Sương mù và Sạt lở đất do mưa lớn.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, các thiên tai có xu hướng diễn biến phức tạp, có sự thay đổi tương đối lớn về cường độ, tần suất, thời đoạn và thời gian, thì việc dự báo xu thế của 4 loại hình thiên tai cơ bản (bão, áp thấp nhiệt đới; mưa lớn; hạn hán và lũ lụt) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 dựa theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường là một việc làm hết sức cần thiết, giúp ta chủ động trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.
Nhằm tăng cường công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cũng như đề xuất các giải pháp phòng chống thiên tai có hiệu quả nhất ở các địa phương trong tỉnh, thì việc thực hiện Đề tài “Đánh giá công tác phòng chống thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng, thủy văn xảy ra trước năm 2015 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là việc làm hết sức cần thiết.
Mục tiêu của đề tài là:
- Đánh giá được các loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng, thủy văn và công tác phòng chống trong giai đoạn trước năm 2015;
- Phân cấp được cấp độ rủi ro thiên tai cho 7 loại hình thiên tai cơ bản xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (bão, áp thấp nhiệt đới; mưa lớn; hạn hán; lũ lụt; lũ quét; sương mù và sạt lở đất do mưa lớn);
- Dự báo được xu thế của 4 loại hình thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới; mưa lớn; hạn hán và lũ lụt) có nguồn gốc khí tượng, thủy văn có khả năng xuất hiện trên địa bàn tỉnh đến năm 2030;
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp các nhà quản lý xây dựng các giải pháp, chiến lược phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa của thiên tai, giảm thiểu mức độ thiệt hại về kinh tế-xã hội tại tỉnh Lâm Đồng.
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2018-019