- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế acetylcholinesterase của một số loài thuộc chi Piper L họ Hồ tiêu ở Việt Nam
- Nghiên cứu động học laser màu phản hồi phân bố sử dụng môi trường hoạt chất lai tạp hữu cơ - nano kim loại
- Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản rắn từ đáy biển
- Nghiên cứu phát triển bộ kít chẩn đoán trên cơ sở cảm biến sinh học để phát hiện nhanh một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
- Nghiên cứu đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và đề xuất các giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế thương mại Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng
- Tin học hóa các quy trình chính của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
- Xác định hàm lượng Radium trong một số loại nước khoáng tự nhiên bằng phương pháp tách hóa phóng xạ đo phổ alpha
- Ảnh hưởng thời điểm tiêm vaccin dịch tả đến miễn dịch của heo con ở hộ chăn nuôi gia đình tại tỉnh Tiền Giang
- Tổng hợp biến tính nano hydrotalcit mang ức chế ăn mòn và nghiên cứu cơ chế hoạt động trong lớp phủ polyme nanocompozit
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật Đăng ký tài sản tại Việt Nam
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
CT20/01-2018-2
2019-43-NS-ĐKKQ
Đánh giá công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị nhiệm kỳ Đại hội XVI 9 2015-2020) và định hướng đến năm 2025 tầm nhìn 2030
Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Vũ Đức Bảo
ThS. Vũ Đức Bảo, ThS. Trần Đình Cảnh, CN. Nguyễn Thái Nhàn, TS. Nguyễn Thị tuyến, CN. Đào Xuân Dũng, ThS. Đào Ngọc Triệu, CN. Lê Đức Thịnh, ThS. Nguyễn Thế Toàn, TS. Trần Anh Tuấn,PGS.TS. Lâm Quốc Tuấn, TS. Cao Khoa Bảng, CN. Bùi Anh Tuấn, ThS. Lê Kim Anh, ThS. Dương Thị Hằng, CN. Phùng Đình thảo, ThS. Nguyễn Ngọc Việt
Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị
01/08/2018
01/08/2019
2019
Hà Nội
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ Đại hội XVI (2015 - 2020).
- Dự báo tình hình, định hướng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
* Kết quả đề tài:
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có vai trò trọng yếu đối với Đảng cầm quyền và sự nghiệp cách mạng, liên quan đến sự tồn vong của Đảng ta.
Thực trạng thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết XVI của Đảng bộ Hà Nội về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị thời gian qua tuy đã đạt kết quả tốt, song vẫn còn nhiều yếu kém, khuyết điểm cần nhận rõ để khắc phục.
Vị thế, vai trò và trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội đòi hỏi Đảng bộ Hà Nội phải nhận rõ tình hình công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị làm cơ sở để định hướng cho thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu làm rõ luận cứ khoa học để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI (2015 - 2020) và chuẩn bị văn kiện cho Đại hội XVII (2020 - 2025) của Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Thực hiện Chương trình số 20-CTr/TU, ngày 13/02/2018 của Thành ủy Hà Nội “Những luận cứ khoa học để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố (2015 - 2020), định hướng phát triển Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Trong điều kiện hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, do vậy triển khai đề tài “Đánh giá công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ Đại hội XVI (2015 - 2020) và định hướng phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2030” là vấn đề khoa học có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc cung cấp luận cứ khoa học để chuẩn bị xây dựng văn kiện cho Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
1. Thủ đô Hà Nội với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao của cả nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo đảm sự ổn định, giữ vững an ninh, TTATXH cho Thủ đô Hà Nội là vấn đề rất quan trọng không chỉ đối với Hà Nội mà còn ảnh hưởng đến cả nước. Đảng bộ Hà Nội hiện nay là Đảng bộ lớn nhất nước với 52 tổ chức Đảng trực thuộc Thành ủy Hà Nội, bao gồm 441.341 Đảng viên. Vai trò và trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội đòi hỏi quân và dân Thủ đô phải nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng và Bảo vệ Thủ đô trong điều kiện mới. Hà Nội cần chủ động đi trước cả nước, chủ động đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững gắn với tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế của Thủ đô. Tình hình mới đang đặt ra cho Đảng bộ Thành phố Hà Nội phải nhận thức và giải quyết thấu đáo những vấn đề cấp thiết về công tác tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ Thành phố.
2. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và CNH, HĐH đất nước, Thủ đô Hà Nội đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức. Thủ đô Hà Nội chịu sự tác động mạnh mẽ của tình hình thế giới, khu vực và trong nước; các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng hội nhập quốc tế của nước ta, tìm mọi cách để chống phá sự lãnh đạo của Đảng ta. Tình hình hiện nay, một mặt tạo thời cơ và thuận lợi mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, mặt khác, cũng xuất hiện thách thức và khó khăn rất lớn đối với Thành phố Hà Nội, với Đảng bộ Hà Nội. Để làm tròn vai trò và sứ mệnh lãnh đạo của mình, Đảng bộ Hà Nội phải nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; trong đó vấn đề nâng cao chất lượng công tác tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trở thành nhiệm vụ then chốt. Đó là một yêu cầu khách quan và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần tạo động lực để Đảng bộ Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo của mình.
3. Để tiến hành công tác tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị thành phố Hà Nội, định hướng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 thực sự có chất lượng, phải tiến hành đồng bộ 6 nhóm giải pháp sau: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng; Khẩn trương, kiên quyết sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, bảo đảm tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND các cấp và phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội; Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; Chuẩn hóa, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng bộ Thành phố; Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổ chức triển khai và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách công tác Đảng của Đảng bộ Hà Nội.
Hệ thống các giải pháp đề tài đưa ra là một thể thống nhất, toàn diện; có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và thúc đẩy nhau để nâng cao chất lượng công tác tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị. Các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội; phù hợp với xu thế chung về đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng của nước ta trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII. Tổ chức thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp đã nêu trong chương 3, góp phần tạo ra động lực mới, tăng thêm sức mạnh nội sinh để củng cố và tăng cường năng lực lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ Hà Nội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới..
chỉnh đốn Đảng
HNI-2019-43/ĐK-TTTT&TK