
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ trung đại đến hiện đại/ Phần 1: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời trung đại
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường xuất khẩu cho một số cây ăn quả: măng cụt dứa thanh long nhãn vải và xoài
- Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật bản
- Một số bài toán trong lý thuyết đồ thị và ứng dụng
- Phình động mạch chủ dưới động mạch thận: xác suất đặc điểm dịch tể học chỉ định điều trị phương pháp phẫu thuật kết quả điều trị
- Nghiên cứu xây dựng cổng thông tin bản đồ trực tuyến về điều kiện tự nhiên và thông tin tổng hợp kinh tế xã hội phục vụ quản lý điều hành của các cấp quản lý
- Đề án đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế ngành Quản lý đô thị
- Khảo sát khả năng sinh trưởng sinh sản và xây dựng mô hình nuôi các Chim trắng tại Bắc Giang
- Điều tra đánh giá tác động xã hội của một số chính sách phát triển thanh niên đề xuất trong Luật Thanh niên (sửa đổi)
- Phương pháp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống nhằm xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTNH.006/21
Đánh giá khía cạnh pháp lý của các cam kết đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngân hàng và khuyến nghị chính sách
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bộ
ThS. Tạ Quang Đôn
CN. Đào Trần Thùy An, ThS. Phạm Thanh Ngọc, ThS. Vũ Thị Phương, ThS. Trần Thanh Vân, ThS. Nguyễn Sao Mai, ThS. Trần Thị Diệu Linh, ThS. Vũ Thị Châu Quỳnh, ThS. Nguyễn Thị Nhung
Kinh doanh và quản lý
01/06/2021
01/12/2022
2022
Hà Nội
181
Chương 1 và Chương 2 giải quyết các vấn đề khái quát chung, tập hợp cách diễn giải quy định về đối xử đối với khoản đầu tư/nhà đầu tư, nghĩa vụ tối huệ quốc, nghĩa vụ đối xử quốc gia và biện pháp quốc hữu hóa, nhận diện khoản đầu tư được bảo hộ, các biện pháp có khả năng bị khởi kiện, các cơ quan có liên quan và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, Nhóm tác giả cho rằng mặc dù không có một định nghĩa hay một công thức chung nào được đưa ra để có thể áp dụng thống nhất ở tất cả các Hiệp định nhưng có một số “dấu hiệu” nhận biết của các nghĩa vụ đó. Các cơ quan quản lý cần nắm được các cách diễn giải cơ bản của Hiệp định để chủ động phòng ngừa việc phát sinh các vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
Chương 3 phân tích các nội dung cam kết về đầu tư đối với dịch vụ tài chính, ngân hàng tại một số FTA của Việt Nam, tổng hợp một số nghĩa vụ mà nhà đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện Việt Nam, tập trung làm rõ hơn các cam đối với 4 nghĩa vụ quan trọng (gồm đối xử công bằng, thỏa đáng/quốc hữu hóa/nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc) tại 04 FTA nổi bật là Hiệp định Thương mại tự do CPTPP, VEAUFTA, VKFTA và AANZFTA.
Chương 4 phân tích về các khoản đầu tư được bảo hộ; phân tích về việc ban hành khuôn khổ pháp lý nhằm nội luật hóa một số cam kết liên quan đến tiêu chuẩn đối xử đối với khoản đầu tư, nội luật hóa các vấn đề liên quan đến quốc hữu hóa; phân tích về chủ thể có hành động có thể bị quy kết trách nhiệm của nhà nước như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước hay Tòa án nhân dân các cấp.
Trên cơ sở phân tích các nội dung liên quan đến bảo hộ đầu tư, nhận diện các biện pháp và thực thể của Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng có thể khởi kiện, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị chính sách đổi với việc rà soát và sửa đổi khuôn khổ pháp lý; rà soát và sửa đổi Hiệp định Bảo hộ Đầu tư song phương/đa phương; về tăng cường nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các định chế tài chính liên quan đến rủi ro tranh chấp, thiệt hại cũng như tăng cường huy động sự tham gia của các giáo sư, học giả thuộc lĩnh vực luật đầu tư quốc tế.
Hà Nội
NHN-2023-006