
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy ép chấn tôn 1200T dùng trong đóng tàu thuỷ cỡ lớn - Điều tra đánh giá công nghệ của một số nhà máy
- Phát triển thủy sản hàng hóa tập trung tại các khu vực đất mới chuyển đổi ở các huyện trong tỉnh
- Điều tra dịch tễ học Tìm các giải pháp khoa học công nghệ để dập tắt bệnh nhiệt thán trâu bò có hiệu quả lâu dài trên đất Hà Tĩnh
- Nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ logistics tại thành Phố Cần Thơ và vùng phụ cận
- Nghiên cứu chế tạo sản phẩm chịu lửa định hình hệ cacbua silic (SiC) liên kết nitrua silic (Si3N4) dùng cho lò công nghiệp
- Uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đã được đào tạo bồi dưỡng ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từ đổi mới đến nay
- Tạo giống lúa thơm bằng chỉ thị phân tử
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng cơ chế ký quỹ môi trường đối với các dự án có tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm sự cố môi trường cao
- Định hướng tổ chức hoạt động và các giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò của thương mại nhà nước trong phát triển thương mại TpHCM: Đề tài nghiên cứu
- Ảnh hưởng của caspase-3 và các đột biến tại đầu C lên cấu trúc và sự tự ngưng tụ của các peptide amyloid beta



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tử vong sơ sinh tại khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng từ năm 2019 đến năm 2020
Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
TS. Lê Thọ
Nguyễn Thị Hương Học hàm, học vị: CNCKI Giới tính: Nữ Họ và tên: BSCKI. Đồng Sĩ Quang, BS. Nguyễn Công Liêm, CNĐD. Trần Thị Nhung, BS. Đỗ Thanh Mạnh, CNĐD. Phạm Thị Mỹ Hạnh, CNĐD. Đào Trịnh Bảo Trân, CNĐD. Bùi Thị Phương Mai, CN. Phạm Văn Hiến
Khoa học y, dược
01/04/2020
01/03/2021
2021
Lâm Đồng
71
chung. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ TVSS và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng TVSS tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (HSTC&CĐ) Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng từ năm 2019 đến năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 271 bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng từ 01/01/2019 đến ngày 31/10/2020. Kết quả & Kết luận: Tỷ lệ TVSS tại Khoa HSTC&CĐ Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng là 8,15%. Trẻ tử vong < 7 ngày tuổi là 13 trẻ, chiếm 50%, bằng số trẻ tử vong từ 7 đến 28 ngày tuổi. Nhiễm khuẩn máu, Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong chiếm tỷ lệ cao (Nhiễm khuẩn máu - 20/26 trường hợp, chiếm 76,9%; Viêm phổi - 10/26 trường hợp, chiếm 38,5%). Đẻ non (7/26 trường hợp, chiếm 26,9%); Ngạt do đẻ (4/26 trường hợp, chiếm 15,4%); Tim bẩm sinh, bất thường cấu trúc não bẩm sinh, dị tật bẩm sinh (3/26 trường hợp; chiếm 11,5%); Viêm ruột hoại tử (2/26 trường hợp, chiếm 7,7%); Xuất huyết não sơ sinh (1/26 trường hợp, chiếm 3,8%). Nhóm tuổi nhập viện, trình độ học vấn của bố, mẹ bị nhiễm trùng, nước ối bất thường lúc sinh, dị tật bẩm sinh, trẻ bị xuất huyết, thời gian nằm viện có ảnh hưởng đến TVSS. Trẻ nhập viện < 7 ngày tuổi có nguy cơ tử vong cao gấp
10,84 lần so với trẻ nhập viện 7-28 ngày tuổi. Trẻ có bố có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống có nguy cơ tử vong cao gấp 6,65 lần so với trẻ có bố có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên. Trẻ sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm trùng lúc sinh có nguy cơ TVSS gấp 26,15 lần so với nhóm trẻ khác. Trẻ sinh ra từ bà mẹ có nước ối bất
thường (đục, hôi …) có nguy cơ tử vong gấp 7,25 lần so với trẻ sinh ra từ bà mẹ có nước ối bình thường. Trẻ bị dị tật bẩm sinh có nguy cơ tử vong cao gấp 5,37 lần so với trẻ không bị dị tật bẩm sinh. Trẻ bị xuất huyết có nguy cơ tử vong caogấp 11,83 lần so với trẻ không bị xuất huyết. Trẻ nằm viện < 7 ngày có nguy cơ TVSS gấp 4,55 lần so với trẻ nằm viện >=7 ngày. Kiến nghị: +) Đối với công tác điều trị chăm sóc trẻ sơ sinh tại Khoa HSTC&CĐ Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng, cũng như các cơ sở y tế tỉnh Lâm Đồng: Cần tăng cường công tác hội chẩn với các chuyên gia về hồi sức tích cực Nhi khoa trong bệnh viện, các đơn vị bạn, các bệnh viện tuyến trên để tăng tỷ lệ cứu sống thành công đối với trẻ sơ sinh nhập viện có các yếu tố nguy cơ TVSS (nhập viện sớm sau sinh, mẹ bị nhiễm trùng, nước ối bất thường lúc sinh, dị tật bẩm sinh, trẻ bị xuất huyết). Cần thiết triển khai đề án khám chữa bệnh từ xa sớm và hiệu quả, trong đó chú trọng việc tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới từ xa để có thể giúp can thiệp sớm cho trẻ sơ sinh nhập viện. +) Đối với các đơn vị có chức năng chăm sóc tiền sản: cần chú ý tới việc cung cấp kiến thức tiền sản, chăm sóc trẻ sơ sinh cho các ông bố trong các chương trình quản lý thai nghén.
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2021-035