Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2019-53-0392/KQNC

Đánh giá nguồn gen vi khuẩn lactic bản địa định hướng ứng dụng trong thực phẩm dược phẩm và thức ăn chăn nuôi

Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

TS. Nguyễn Quỳnh Uyển

ThS. Phan Thị Hà; TS. Đinh Thúy Hằng; TS. Trịnh Thành Trung; TS. Nguyễn Huỳnh Minh Quyên; ThS. Hoàng Văn Thái; CN. Hoàng Thu Hà; TS. Nguyễn Hồng Minh; ThS. Nguyễn Thị Hiếu Thu

Vi sinh vật học

01/12/2015

01/11/2018

2019

Hà Nội

127 tr. + Phụ lục

Tiến hành xác định một số hoạt chất có tiềm năng ứng dụng đối với bộ 500 chủng LAB (bao gồm 195 chủng hoạt hóa từ VTCC và 305 chủng phân lập bổ sung từ (i) thực phẩm lên men truyền thống và thức ăn ủ chua, (ii) thực vật tươi sống và (iii) hệ đường ruột của người và động vật. Thiết lập được bộ 50 chủng LAB có tính đa dạng cao (thuộc 5 chi, 19 loài) cũng như có tiềm năng ứng dụng tốt và đã xây dựng cơ sở dữ liệu cho các chủng này. Tuyển chọn 15 chủng có tiềm năng ứng dụng thực tế cao trong số 50 chủng xây dựng cơ sở dữ liệu để xây dựng catalogue phục vụ nghiên cứu ứng dụng. Chủng Lactobacillus plantarum UL485 và Bifidobacterium animalis NG52 được lựa chọn để nghiên cứu sản xuất chế phẩm làm giống khởi động trong sản xuất thịt chua và làm probiotic cho gia súc/gia cầm: i) Đã xây dựng được quy trình sản xuất sản phẩm sinh khối dạng bột của 2 chủng này với mật độ lần lượt > 109 CFU/g và > 109 MPN/g, có độ ổn định trong 6 tháng ở điều kiện nhiệt độ bảo quản 4oC và - 20oC; ii) Bước đầu thử nghiệm 2 sản phẩm sinh khối bột cho thấy: sản phẩm sinh khối bột chủng UL485 có tác dụng tạo hương vị và tăng thời gian bảo quản của thịt chua (thời gian xuất hiện nấm mốc chậm hơn); sản phẩm sinh khối bột của chủng NG52 làm probiotic đường uống cho gà cho thấy tác dụng tăng sức đề kháng và tăng trọng lượng gà trong giai đoạn đầu.

Nguồn gen; Vi khuẩn lactic; Thực phẩm; Dược phẩm; Thức ăn chăn nuôi

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

15952