
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng - Phát triển các module tính toán
- Đánh giá kiến thức thái độ thực hành phòng chống HIV/AIDS của người dân một số dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Quảng Trị
- Nghiên cứu thực trạng và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ đất trồng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng
- Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo bàn mai Atrina vexillum (Born 1778) tại Khánh Hòa
- Nghiên cứu nuôi cấy rễ tơ cây ké hoa đào (Urena lobata L) nhằm thu nhận nguyên liệu sản xuất hoạt chất điều trị tiểu đường tuýp 2
- Phụ lục đề tài: Hợp tác nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ dự phòng và điều trị đẻ non ở thai phụ tại khu vực phía Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ cơ giới hoá khai thác và thiết kế chế tạo loại dàn chống tự hành phù hợp áp dụng đối với điều kiện địa chất các vỉa dày độ dốc đến 35 độ tại vùng Quảng Ninh
- Hợp tác chế tạo bơm chìm có công suất lớn phục vụ nông nghiệp
- Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luận của các cơ quan hành chính nhà nước
- Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín an toàn sinh học tại huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
160/08/2025/ĐK-KQKHCN
“Đánh giá thực trạng phát triển cây mắc ca và đề xuất vùng trồng thích hợp theo hướng an toàn tại tỉnh Đắk Lắk”
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
TS. Trần Vinh
TS. Trần Vinh (Chủ nhiệm), ThS. Đặng Định Đức Phong, TS. Hoàng Mạnh Cường, ThS. Huỳnh Thị Thanh Thủy, ThS. Lâm Minh Văn, ThS. Hoàng Trường Sinh, ThS. Bùi Thị Phong Lan, KS. Trần Văn Phúc, KS. Đặng Thị Thùy Thảo, KS. Trần Tú Trân, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Khoa học nông nghiệp
4/2022
9/2024
2025
Đ
122
Mục tiêu: Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm cơ sở cho việc đề xuất vùng trồng, phương thức trồng và giải pháp kỹ thuật thích hợp để phát triển cây mắc ca theo hướng an toàn, bền vững.
Kết quả đạt được: Có 19 giống mắc ca được trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó các giống chính là: OC, QN1, 695, 788, H2, A38 và 842. Năng suất trung bình trên cây của các giống mắc ca ở thời kỳ thu hoạch chính (>7 năm tuổi) biến động từ 5,6 kg hạt/cây/năm đến 14,8 kg hạt/cây/năm; các giống cho năng suất hơn 10 kg hạt/cây/năm là: OC, QN1, A16, A38, A268, 849 và 856. Năng suất bình quân trên năm đạt cao nhất tại huyện Krông Năng, ở thời kỳ thu hoạch chính (vườn 7-10 năm tuổi) đạt từ 3,41 tấn hạt/ha đến 4,55 tấn hạt/ha đối với vườn trồng thuần và đạt 1,50 tấn hạt/ha đến 3,03 tấn hạt/ha với vườn trồng xen. Địa phương có năng suất mắc ca thu được thấp nhất là huyện Lắk, đạt 1,04 - 1,39 tấn hạt/ha với vườn trồng thuần và đạt 0,46 - 0,92 tấn hạt/ha với vườn trồng xen. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý tính hạt của 19 giống mắc ca trồng tại Đắk Lắk cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về khối lượng hạt cũng như tỷ lệ nhân của các giống mắc ca tại các vùng trồng. Kết quả đã chọn lọc và công nhận được 8 cây đầu dòng mắc ca (theo QĐ 284/QĐ-CCKL, ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk) gồm 3 cây giống OC và 5 cây QN1 với năng suất hạt tươi đạt từ 30,0 - 45,0 kg/cây; khối lượng hạt từ 8,8-9,4 gam/hạt; tỷ lệ nhân đạt 33,1-35,5%; hàm lượng lipit trong nhân đạt 74,14-76,23%.
Kết quả đề xuất các giống mắc ca phù hợp theo vùng trồng được khảo sát cụ thể như sau :Ea H’Leo: 856, A16, A38, OC, QN1; Krông Buk: OC, QN1, A38, 849, A16; Krông Năng: 788, 849, 856, A16, A38, OC, QN1; Ea Kar: A38, OC, 788; M’Đrăk 695, 842, 856, A38, A268, OC, QN1; Lăk: OC, A38, QN1. Các giống OC, QN1 và A38 nên ưu tiên lựa chọn cho các vùng trồng mắc ca.
Kết quả đánh giá và đề xuất vùng trồng mắc ca an toàn tại tỉnh Đắk Lắk là những khu vực có độ cao so với mặt nước biển từ 500m trở lên.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2025-08