
- Ứng dụng công nghệ tạo viên không nhiệt để sản xuất phân bón NPK kết hợp silica từ tro trấu
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu nô nhiễm môi trường khu vực chế biến sứa tập trung tại huyện Cô Tô và Vân Đồn
- Tài liệu hỗ trợ học tập tin học 11: Tập 2
- Nghiên cứu mô hình cung cấp giống cá trê lai đảm bảo chất lượng cho thành phố
- Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thủy sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc
- Ứng dụng công nghệ bức xạ từ lập bản đồ phân bố các điểm có triển vọng nước ngầm Trung tâm thị xã Sa Pa và đánh giá tiềm năng nước ngầm phục vụ quy hoạch cấp nước của thị xã Sa Pa
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
- Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tuyến giáp tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
- Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp can thiệp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em Việt Nam
- Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ và công nghệ thúc đẩy phát triển nông lâm nghiệp Lâm Đồng năm 1994-1995 đến năm 2000



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
17/2023
Đánh giá thực trạng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong bối cảnh dịch Covid - 19 tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang
Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Tỉnh An Giang
UBND Tỉnh An Giang
Cơ sở
CN. Lê Xuân Giới
ThS. Lê Thị Hồng Hạnh;
Khoa học nhân văn
01/12/2021
01/08/2022
2022
An Giang
96
(DNNVSN) trên địa bàn thành phố Long Xuyên, nghiên cứu dựa trên hai mẫu đối tượng, đó là khảo sát 630 DN (DN) và phỏng vấn sâu 30 người đại diện DN trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022. Các phát hiện chính của nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất là đại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng lớn tới các DNNVSN: Tất cả DN đều bị sụt giảm khách hàng; hầu hết các DN bị thu hẹp thị trường tiêu thụ/mua bán, bị ảnh hưởng tới lao động, bị phát sinh các chi phí trong phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, bị tạm ngưng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là có gần 50% DN bị cạn kiệt nguồn vốn, không tiếp cận được với tín dụng và 11% DN bị hủy đơn hàng hoặc thanh toán chậm trễ. Điều này đã khiến cho doanh thu của các DNNVSN bị sụt giảm nghiêm trọng.
Thứ hai là để ứng phó trước khủng hoảng, tất cả các DNNVSN tham gia khảo sát đã phải cắt giảm chi phí liên quan đến lao động, bao gồm cả hình thức nghỉ việc tạm thời và chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời các DN cũng áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó với diễn biến của dịch bệnh và duy trì DN. Ba giải pháp ứng phó được tất cả DNNVSN (100%) lựa chọn là (1) Giảm lương và giảm giờ làm của người lao động; (2) Giảm chi phí hoạt động thường xuyên và (3) Giảm quy mô sản xuất kinh doanh. Các giải pháp trên được đánh giá là hiệu quả khi giúp hầu hết các DNNVSN tồn tại được trong giai đoạn dịch bệnh.
Thứ ba là tất cả các DNNVSN nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và Chính quyền địa phương. Tuy nhiên mức độ tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ là khác nhau. Trong đó, có 3 chính sách hỗ trợ mà DNNVSN tiếp cận dễ dàng nhất, 2 đó là: Giảm hoặc hỗ trợ chi phí điện, nước cho DN; Gia hạn thời gian nộp thuế GTGT, thuế TNDN và thuế đất; Và miễn nộp thuế GTGT, thuế TNDN và thuế đất. Chính sách hỗ trợ được đánh giá là có quy trình/thủ tục hành chính phức tạp gây khó khăn cho DN là miễn nộp thuế GTGT, thuế TNDN và thuế đất. Đặc biệt là đa số DNNVSN không tiếp cận được với các chính sách tài khóa của chính phủ như: Cơ cấu lại thời gian trả nợ và các khoản nợ ngân hàng; Miễn, giảm lãi suất ngân hàng; Và cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi 0% để trả lương.
Cuối cùng là các DNNVSN khá thận trọng về khả năng phục hồi trong thời gian tới bởi vì đa số các DN đều cho rằng việc phục hồi sẽ mất nhiều thời gian; còn phụ thuộc vào thị trường. Có 6 chiến lược phục hồi mà hầu hết các DNNVSN áp dụng trong tình hình mới là: Chủ động theo sát diễn biến của dịch bệnh và các biến động để có kế hoạch phù hợp; Yêu cầu người lao động đảm bảo an toàn phòng dịch tại nơi làm việc (cung cấp khẩu trang và test COVID-19 cho người lao động, nhắc nhở việc tiêm ngừa vắc xin); Nâng cao chất lượng sản phẩm và Giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp tại nơi làm việc; Cắt giảm tối đa các chi phí không cần thiết để ổn định và phát triển DN; Tìm hiểu kỹ các chính sách hỗ trợ và tiếp cận các khoản hỗ trợ này. Từ những phát hiện trên, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ DNNVSN phục hồi sau đỉnh dịch và phát triển. Các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ cùng nhau là: (1) Tăng khả năng tiếp cận vốn; (2) Khuyến khích
DNNVSN tiếp tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ, chuỗi cung ứng mới và tham gia vào chuỗi cung ứng lớn; (3) Tái cấu trúc quản lý, chiến lược kinh doanh và áp dụng kinh doanh kỹ thuật số; (4) Đẩy mạnh và kích thích phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; và (5) Tăng cường công tác truyền thông về chủ trương, chính sách chương trình, dự án hỗ trợ DN và phòng chống dịch bệnh COVID-19.
covid; sinh kế; lao động; thích ứng; phục hồi
AGG-2023-017