
- Ứng dụng các tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi một số giống cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao (cá leo rô phi đường nghiệp chép lai V1) tại huyện Cẩm Xuyên
- Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý, bảo quản tươi Bưởi da xanh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ thị trường xuất khẩu
- Nghiên cứu chế tạo siêu tụ trên hệ vật liệu CNT/Nano Si/PANI
- Nghiên cứu quy trình chăn nuôi heo an toàn bằng thảo dược và chế phẩm sinh học trên đệm lót tại địa bàn tỉnh Bình Định
- Cải tiến dây chuyền gò giày vải thành dây chuyền gò sản xuất giày vải-giày thể thao
- Nghiên cứu chuyển quy mô từ thiết bị phòng thí nghiệm lên thiết bị 800 kit cho quá trình hoà tách uran từ quặng cát kết Nông Sơn bằng phương pháp thấp
- Nghiên cứu tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề về quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
- Nghiên cứu đánh giá tuổi thọ còn lại của kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép trên đường ô tô
- Điều tra bổ sung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật đảo Bạch Long Vỹ thành phố Hải Phòng
- Một số vấn đề về việc sử dụng lưới kéo đôi khai thác hải sản ở vịnh Bắc Bộ



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá tình hình sinh trưởng các mô hình rừng trồng thử nghiệm thông Caribê (Pinus caribaea morelet) tại các vùng sinh thái của Lâm Đồng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
TS. Lê Cảnh Nam
ThS. Hoàng Thanh Trường; ThS. Lưu Thế Trung; ThS. Lê Hồng Én; ThS. Giang Thị Thanh; ThS. Nguyễn Quốc Huy; KS. Trần Đăng Hoài; TS. Phạm Ngọc Tuân; ThS. Vũ Đình Cường; KS. Đoàn Văn Minh;
Khoa học công nghệ trồng trọt khác
01/05/2018
01/06/2021
2021
Lâm Đồng
127
Thông caribê có sinh trưởng và phát triển tốt trên các mô hình tại các vùng sinh thái địa có pH từ 4, 0 - 5,0; các chất dinh dưỡng từ nghèo đến giàu (Đạm tổng số và Lân tổng số) riêng Kali tổng số rất nghèo; thành phần cơ giới là đất thịt nặng. Tăng trưởng bình quân trên 1 m về chiều cao vút ngọn và từ 1,52 - 2,18 cm về đường kính ngang ngực; tỉ lệ sống trên các mô hình cao, trung bình trên 85%. Tại tuổi 5, Thông caribê tại vùng sinh thái III (H > 1.100 m) có sinh trưởng tốt nhất, tiếp đó là vùng sinh thái II (500 m < H ≤ 1.100 m) và kém nhất là vùng sinh thái I (H ≤ 500 m). Các khu vực Gung Ré huyện Di Linh, Lang Hanh huyện Đức Trọng, B’Lá huyện Bảo Lâm, Cam Ly thành phố Đà Lạt và một số khu vực có điều kiện sinh thái tương đồng phù hợp cho phát triển trồng rừng Thông caribê phục vụ cho chương trình trồng rừng gỗ lớn với mật độ trồng là 1.660 cây/ha; Đối với trồng rừng gỗ nhỏ có thể trồng với mật độ 2.500 cây/ha. Xây dựng mô hình tương quan chiều cao vút ngọn với tuổi và đường kính ngang ngực bằng hàm tuyến tính đa biến có trọng số và mô hình tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực theo mô hình Power có độ tin cậy cao. Xác định được các nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến sinh thưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) Thông caribê đó là các nhân tố tuổi (A), độ cao so với mặt nước biển (Alt), độ ẩm không khí trung bình các tháng 6, 9, 10 (H6, H9, H10), lượng mưa trung bình các tháng 6, 8 và 10 (P6, P8 và P10), nhiệt độ trung bình các tháng 2, 3 và 4 (T2, T3 và T4), pH đất và hàm lượng lân dễ tiêu tổng số La (P2O5) và sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1,3) bị ảnh hưởng bởi các nhân tố tuổi (A), lượng mưa trung bình các tháng 7, 8, 9 và 10 (P7, P8, 9 và P10), nhiệt độ trung bình các tháng 5, 6 và 7 (T5, T6 và T7), pH đất và hàm lượng lân dễ tiêu tổng số La (P2O5). Xác định được thành phần cơ giới và hàm lượng dinh dưỡng trong đất tại các mô hình trồng rừng. Đã xây dựng 02 ha mô hình rừng trồng mở rộng tại Bảo Lâm thuộc vùng sinh thái II và 02 ha mô rừng trồng thử nghiệm Thông caribe tại Đã Tẻh, vùng sinh thái I, tỉ lệ sống khá cao trên 80%. Hoàn thiện quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng Thông caribe áp dụng cho tỉnh Lâm Đồng.
Thông caribê; Sinh thái; Trồng thử nghiệm; Vùng sinh thái
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2021-027