liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,156,757
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

4.2017.11

13/GCN-SKHCN

Đề tài Nghiên cứu thử nghiệm xây dựng lò sấy thuốc lá tiết kiệm nhiên liệu nâng cao chất lượng thuốc lá sau sấy

Công ty Cổ phần Hoàng Liên Sơn

UBND Tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh/ Thành phố

TS. Nguyễn Tường Vân

TS .Nguyễn Tường Vân, KSKT.Phạm Anh Đức, Vũ Khánh Toàn, Nông Văn Kiểm, Nguyễn Trọng Tường, CN.Triệu Thị Miên.

Kỹ thuật xây dựng

01/05/2017

01/03/2019

2019

Công ty Cổ phần Hoàng Liên Sơn

60

- Qua thời gian thực hiện đề tài đã thực hiện hoàn thành nội dung, đạt được mục tiêu đề ra cụ thể:
+ Đã xây dựng được 1 lò sấy thuốc lá theo kiểu lò sấy Rocket Barn có kích thước Dài 4,2 m x rộng 3,1 m x cao 4,0 m, có 4 tầng xà gồ gác thuốc, có khả năng sử dụng nhiên liệu củi và than để sấy thuốc lá;
+ Hoàn thiện được thiết kế xây dựng, kỹ thuật xây dựng lò sấy  theo kiểu lò sấy Rocket Barn; Hoàn thiện kỹ thuật sấy thuốc lá cho kiểu lò sấy Rocket Barn.
+ Đã xây dựng được 01 nhà ủ vàng thuốc lá;
+ Đã hoàn thiện thiết kế, kỹ thuật xây dựng nhà ủ vàng thuốc lá và hoàn thiện kỹ thuật ủ vàng thuốc lá. 
- Đánh giá về hiệu quả về kinh tế:
  a/ Về tiết kiệm nhiên liệu sấy:
- Lò sấy thí nghiệm đã tiết kiệm được nhiên liệu hơn so với lò sấy đối chứng từ 2000 đồng/kg thuốc lá khô đến 3.250 đồng/kg thuốc lá khô, tương đương với tỷ lệ từ 25 đến 41,6%.
- Cách sử dụng nhiên liệu sấy hiệu quả nhất là phương án sử dụng nhiên liệu củi kèm với than tổ ong. (phương án này tiết kiệm so với đối chứng là 41,6%). Như vậy về chỉ tiêu tiết kiệm nhiên liệu, tại lò sấy thí nghiệm đã vượt so với mục tiêu đề ra. (Các phương pháp sấy của lò thí nghiệm đạt từ 25 đến 41,6% so với mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu từ 20 đến 25%).
- Người dân ứng dụng một phần thành công của lò sấy thí nghiệm là sửa chữa bầu đốt và đường ống dẫn nhiệt đã tiết kiệm được 20,1% nhiên liệu só với lò sấy thông thường chưa cải tạo.
b/ Về tiết kiệm về công lao động:
- Ngoài việc tiết kiệm nhiên liệu, tại các lò mới cải tạo và lò trong mô hình thí nghiệm bình quân tiết kiệm công lao động được khoảng 15 - 20%. (trước sấy 2 lò; Nay sấy 1 lò).
c/ Về chất lượng thuốc lá sau sấy đượng nâng lên:
- Từ chất lượng thuốc lá sau sấy chúng tôi quy đổi ra giá bán thuốc lá bình quân, từ đó có Kết luận như sau: Tại lò sấy thí nghiệm có giá bình quân bán thuốc lá khô so với lò sấy đối chứng từ 2.392 đồng đến 2.413 đồng/kg. (Cao nhất là tại phương thức sấy củi kèm than của lò thí nghiệm là 2.413 đồng.)
- Đánh giá thu nhập từ việc tăng thêm phẩm cấp quy đổi ra ha: Tại các phương   thức sấy của lò sấy thí nghiệm và lò mới cải tạo cao hơn so với lò đối chứng khoảng 5,5 triệu đồng/ha.
d/ Tổng giá trị tăng thêm của lò sấy thí nghiệm so với đối chứng:
Tổng giá trị thu nhập tăng thêm từ phẩm cấp thuốc lá sau sấy và giá trị tiết kiệm chi phí nhiên liệu sấy của phương thức sấy củi kèm than của lò thí nghiệm đạt cao hơn so với lò sấy đối chứng  là 13,02 triệu đồng, tương đương 13,44%. Như vậy, so với mục tiêu theo thuyết minh đề tài làm tăng thu nhập bình quân từ 10 đến 15% là đạt yêu cầu.  
- Hiệu quả về môi trường:
- Việc ứng dụng lò sấy tiết kiệm nhiên liệu nâng cao chất lượng thuốc lá sau sấy đối với người trồng thuốc lá trên địa bàn huyện Ngân Sơn nói riêng, tỉnh Bắc Kạn nói chung sẽ giảm được chi phí cho nhiên liệu sấy bình quân khoảng 30%.
- Trường hợp áp dụng sấy củi kết hợp với than thì nhu cầu sử dụng củi để sấy thuốc sẽ giảm khoảng 50% cho nhu cầu sấy thuốc lá hàng năm, cộng với khả năng tiết kiệm nhiên liệu sấy so với lò chưa cải tạo thì hiệu quả khá lớn. (tiết kiệm nhiên liệu được khoảng 30%, sử dụng than thay thế 50%. Như vậy nhu cầu dùng củi so với việc không cải tạo lò giảm được khoảng 60% so với lò đối chứng). Từ đó, nâng cao thu nhập cho người trồng thuốc lá, giảm tỷ lệ chặt phá rừng để làm nhiên liệu sấy.
- Kết quả ứng dụng vào sản xuất:
Từ hiệu quả của đề tài cơ quan chủ trì cũng đã có báo cáo đóng góp ý kiến với Sở Nông nghiệp và PNTN tỉnh Bắc Kạn trong việc chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật để chuyển đổi lò sấy đa dạng nhiên liệu cho các vùng trồng thuốc lá trong tỉnh. Kết quả đến thời điểm này được đánh giá tốt như:
  + UBND huyện ngân sơn đã giao chỉ tiêu kế hoạch nâng cấp cải tạo lò sấy cho các nhà đầu tư có kế hoạch cải tạo lò sấy tiết kiệm  nhiên liệu và sử dụng củi kết hợp than trong khâu sấy thuốc lá, với mục tiêu đến năm 2021 sẽ chuyển đổi xong. (Vụ xuân năm 2019 Công ty cổ phần Hoàng Liên Sơn có kế hoạch sửa chữa cải tạo 50 lò sấy; Chi nhánh công ty cổ phần Ngân sơn tại Bắc Kạn có kế hoạch cải tạo 250 lò sấy). Nhìn chung các hộ trồng thuốc lá trên địa bàn huyện Ngân Sơn đến nay đã ý thức rất rõ và mong muốn được cải tạo lò sấy thuốc lá tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng vừa củi và than tổ ong để làm nhiên liệu sấy. Nhiều hộ sẵn sàng nhận trước tiền đầu tư của các Công ty đầu tư và vay thêm vốn ngân hàng để có vốn cho việc sửa chữa lò sấy trên.)

Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn

13/2019 Quyển số 01-STD-QLCNCN