- Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy đo tốc độ gió cầm tay dùng cho khai thác hầm lò phục vụ an toàn lao động
- Triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
- Xây dựng mô hình giáo dục trẻ có tật
- Kết quả nghiên cứu trồng cây Thanh hao hoa vàng tại Lâm Đồng
- Nghiên cứu và chế tạo thiết bị xác định gián tiếp tọa độ GPS của đối tượng vật thể sử dụng kỹ thuật đo khoảng cách bằng tia laser
- Người Công giáo Việt Nam giai đoạn 1954-1975
- Đánh giá tác dụng giảm đau của điện xung trong điều trị hội chứng đau lâm sàng trên bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng năm 2016
- Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chế biến và tiêu thụ gạo bao thai đặc sản vùng ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực quản và tái tạo hạ họng - thực quản bằng ống dạ dày trong điều trị ung thư vùng hạ họng - thanh quản - thực quản cổ
- Nghiên cứu giải pháp đổi mới của công nghệ sinh học xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường - Phân lập tuyển chọn các chủng vi sinh có khả năng phân giải nhanh chất hữu cơ khả năng sinh chất kháng sinh và khả năng cạnh tranh lớn trong quần thể vi sinh vậ
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
50
Điều tra hiện trạng cây thuốc có giá trị tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ sở để quản lý sử dụng bảo tồn và phát triển bền vững
Viện Dược Liệu
UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tỉnh/ Thành phố
TS.Trần Thị Liên
TS. Trần Thị Liên; CN. Cao Ngọc Giang; PGS. TSKH. Nguyễn Minh Khởi; CN. Nguyễn Thùy Lương; ThS. Nguyễn Xuân Trường; TS. Lý Ngọc Sâm; CN. Ngô Thị Minh Huyền; CN. Nguyễn Minh Hùng; ThS. Lê Đức Thanh; KS. Trần Đình Huệ ; ThS. Lê Hồng Sơn
Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc
01/09/2019
01/09/2022
2022
Hà Nội
364
Ghi nhận 6 dạng sống của cây thuốc. Trong đó, chủ yếu là cây thân Gỗ với 454 loài (chiếm 50,56%). Ghi nhận 6 nhóm bộ phận của cây thuốc đã được cộng đồng người dân sử dụng trong đó nhóm cây thuốc sử dụng bộ phận lá/cành (L) chiếm ưu thế với 390 loài chiếm 43,43%.
Các loài cây thuốc tại đây có khă năng điều trị 20 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó nhóm bệnh được chữa trị có số lượng loài nhiều nhất là nhóm thuốc chữa bệnh ngoài da cao nhất là 416 loài (chiếm 34,70%).
Đặc biệt xác định được 60 loài cây thuốc quý hiếm thuộc 45 chi, 28 họ, 21 bộ, 4 lớp, 3 nghành thực vật là những cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Cây thuốc Việt Nam (2019), nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Đã thu thập được 908 tiêu bản của 182 loài cây thuốc thuộc 75 họ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đã thu được 100 số hiệu mẫu vật của 100 loài cây thuốc cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đã xây dựng được bản đồ: Xây dựng 01 bản đồ với tỉ lệ 1:50.000 với 522 tọa độ phân bố của 272 loài cây thuốc dùng vẽ bản đồ được đánh giá ở mức quý hiếm, đặc trưng, trọng tâm và có khả năng khai thác trong đó có 27 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019), trong nhóm II Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021. Đã xây dựng được 01 bản đồ phân bố tổng thể (tỉ lệ 1: 100.000) của 22 loài cây thuốc quý hiếm và bản đồ phân bố riêng cho từng loài tại Côn Đảo. Đã xây dựng 01 bản đồ quy hoạch vùng trồng một số loại cây thuốc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đã xây dựng được tiêu chí lựa chọn là cây thuốc thiết yếu là thế mạnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề xuất 20 cây dược liệu là thế mạnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể phát triển trồng trọt. Đề xuất quy hoạch vùng trồng cây thuốc thiết yếu là thế mạnh của tỉnh tại 03 địa điểm là huyện Côn Đảo, huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ theo hướng hàng hóa để bảo tồn và phát triển cây thuốc.
Đã đề xuất phương án bảo tồn phát triển và khai thác sử dụng bền vững các loài cây thuốc có triển vọng trên các vùng phân bố chủ yếu của tỉnh.
cây thuốc; bảo tồn
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
BTU_2022_002