Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN NUÔI DƯỠNG KHÁC NHAU LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN CỦA BABA Ở AN GIANG

TRUNG TÂM KHUYẾN NGƯ VÀ GIỐNG THỦY SẢN

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

KS. TRẦN TIẾN HIỆP

Nuôi trồng thuỷ sản

01/12/2007

01/12/2008

2008

Trung tâm Khuyến ngư và giống thủy sản

26

Qua quá trình khảo sát tình hình chăn nuôi baba ở An Giang chúng tôi nhận thấy có 3 loại mô hình nuôi chính: Mô hình nuôi trong ao, mô hình nuôi trong bể nhân tạo và mô hình nuôi trong vèo. Trong đó mô hình nuôi trong vèo có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi trong ao và thấp nhất là nuôi trong bể nhân tạo. Thí nghiệm nuôi dưỡng baba được bố trí theo 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, nghiệm thức 1 sử dụng 100% cá biển tạp, nghiệm thức 2 sử dụng 25% ốc bưu vàng + 75% cá biển tạp, nghiệm thức 3 sử dụng 50% ốc bưu vàng + 50% cá biển tạp và cuối cùng nghiệm thức 4 sử dụng 100% ốc bưu vàng. Kết quả tăng trọng cao nhất là ở nghiệm thức 1 (765g), kế đến là nghiệm thức 2 (685g), nghiệm thức 3 (543g) và thấp nhất là nghiệm thức 4 (468g). Hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất là nghiệm thức 1 (8.4 kg thức ăn/kg tăng trọng), nghiệm thức 2 (9.1 kg thức ăn/kg tăng trọng), nghiệm thức 3 (9.3 kg thức ăn/kg tăng trọng) và nghiệm thức 4 (9.5 kg thức ăn/kg tăng trọng). Hiệu quả kinh tế cao nhất là nghiệm thức 1 (81.245 đồng/baba), nghiệm thức 2 (60.838 đồng/baba), nghiệm thức 3 (43.888 đồng/baba) và thấp nhất là nghiệm thức 4 (34.608 đồng/baba).

thức ăn của baba