liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2019-12/KQNC-CS

Duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ

Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Cơ sở

KS. Bùi Hưng

KS. Ngô Đình Văn Châu, CN. Ngô Huy Đông, KS. Lê Cao Nguyên, KS. Nguyễn Hồng Ngọc, CN. Nguyễn Thị Đỗ Quyên, CN. Trần Vũ Uyên Phương, CN. Trần Quốc Tuấn

Khoa học thông tin

01/07/2018

01/01/2019

2019

Lâm Đôngf

74

Nguồn tin khoa học và công nghệ (KH&CN) là nguồn lực đầu vào quan trọng phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời đại công nghệ số, việc phát triển nguồn tin KH&CN tại các cơ quan thư viện - thông tin có sự thay đổi lớn, từ mô hình xuất bản nguồn tin khoa học tới phương thức bổ sung, khai thác, sử dụng nguồn tin KH&CN.
 Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số tồn tại, yếu kém cần khắc phục:
     Về quản lý và phân bổ ngân sách phát triển nguồn tin KH&CN: Phần lớn kinh phí cho hoạt động phát triển nguồn tin KH&CN đến từ ngân sách nhà nước, nhưng lại được quản lý, cấp phát bởi nhiều cơ quan bộ, ngành, địa phương khác nhau, chưa có sự quản lý, liên kết ở tầm vĩ mô. Hoạt động bổ sung, phát triển nguồn tin diễn ra rời rạc, chưa có sự hợp tác chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nguồn lực được phân bổ và sử dụng chưa hợp lý. Hoạt động phát triển nguồn tin phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của lãnh đạo cơ quan quản lý, cấp phát kinh phí, dẫn tới tình trạng nhiều lĩnh vực ưu tiên phát triển của đất nước chưa được đầu tư hợp lý về nguồn tin làm “đầu vào” cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ngược lại.
     Phát triển nguồn tin KH&CN trùng lặp, lãng phí: Thiếu định hướng ở tầm vĩ mô nên nguồn tin KH&CN không những phát triển không đúng với các mục tiêu kinh tế, xã hội mà còn trùng lặp, lãng phí. Nguồn kinh phí khó khăn, ngân sách bổ sung hạn chế, song các cơ quan thư viện - thông tin vẫn đầu tư chồng chéo, lãng phí, thể hiện trong cả việc phát triển nguồn tin nội sinh và bổ sung nguồn tin quốc tế. Với nguồn tin KH&CN nội sinh, vẫn còn diễn ra tình trạng đầu tư dàn trải, nhiều cơ quan cùng tạo lập các CSDL có cùng nội dung trong cùng một lĩnh vực nghiên cứu. Mặt khác, với những nguồn tin KH&CN quốc tế, còn phổ biến tình trạng nhiều viện nghiên cứu, trường đại học cùng bổ sung một CSDL KH&CN, điển hình như các CSDL được nhiều viện nghiên cứu, trường đại học ở Việt Nam bổ sung trùng như: Springer Link, IEEE, ACS...
     Ngưỡng an toàn thông tin quốc gia chưa đảm bảo bền vững bởi việc phát triển nguồn tin KH&CN, đặc biệt các nguồn tin KH&CN quốc tế có giá trị rất hạn chế. Năm 2014, tổng kinh phí chi cho mua các nguồn tin KH&CN của 10 cơ quan thư viện - thông tin lớn nhất trong cả nước chưa tới 30 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 0,4% kinh phí dành cho nghiên cứu và phát triển từ ngân sách nhà nước, trong khi ở châu Âu, con số này là 1,9%. Để đảm bảo ngưỡng an toàn thông tin quốc gia, các nhà nghiên cứu phải được tiếp cận tối thiểu các kết quả trong nước đã và đang thực hiện, công bố khoa học trong nước và các nguồn tin KH&CN chủ yếu (mức 3/5 trong chỉ số xác định chiều sâu bộ tập).
     Trước thực tế đó, năm 2018, Trung tâm Ứng dụng KH&CN tiến hành thực hiện đề tài Duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu về KH&CN trong thời gian từ tháng 7/2018-01/2019 với các mục tiêu:
     - Xử lý, phân tích, tổng hợp và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ, thông tin, số liệu thống kê khoa học và công nghệ phục vụ lãnh đạo quản lý nhà nước của địa phương.
     - Thông tin từ cơ sở dữ liệu về KH&CN là nguồn thông tin chính thức phục vụ quản lý, điều hành, hoạch định chính sách về KH&CN của địa phương, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ của các tổ chức, cá nhân.
     - Tổ chức và phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ của địa phương; tham gia xây dựng và khai thác hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu về KH&CN; xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu KH&CN, cơ sở dữ liệu thống kê KH&CN của địa phương.

duy trì, phát triển, cơ sở dữ liệu

Trung tâm Ứng dụng Khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng

LDG-2019-012