Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHXH-GĐ/16-19

2019-12-1282/KQNC

Gia đình trung lưu ở Việt Nam với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa

Hội Xã hội học Việt Nam

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Bộ

GS.TS. Trịnh Duy Luân

ThS. Lê Thị Hồng Hải; GS.TS. Nguyễn Đình Tấn; TS. Lưu Hồng Minh; TS. Bùi Thị Thanh Hà; PGS.TS. Lê Ngọc Văn; PGS.TS. Nguyễn Xuân Mai; TS. Phạm Quỳnh Hương; PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng; TS. Nguyễn Thị Thùy Linh

Xã hội học nói chung

01/04/2016

01/04/2018

2018

Hà Nội

279 tr. + Phụ lục

Tổng quan các nghiên cứu về tầng lớp trung lưu (TLTL) và gia đình trung lưu (GĐTL) ở phương Tây, châu Á và của các tác giả Việt Nam, đưa ra định nghĩa về TLTL và GĐTL trong điều kiện Việt Nam, chỉ ra các chỉ báo cụ thể để xác định và đo lường quy mô của chúng. Chỉ ra các đặc điểm cơ bản của GĐTL ở Việt Nam hiện nay, theo các chỉ báo nhân khẩu - xã hội, theo cấu trúc phân tầng nghề nghiệp xã hội và theo các địa bàn nghiên cứu; các quan hệ gia đình cơ bản, văn hóa lối sống của GĐTL theo các biến số: cấu trúc xã hội nghề nghiệp, cấu trúc phân tầng, cấu trúc vùng miền,… Thông qua phân tích thái độ và hành vi của các GĐTL, chỉ ra vai trò của GĐTL với các qúa trình phát triển kinh tế -xã hội và văn hóa ở Việt Nam. Phân tích các yếu tố vĩ mô như đường lối đổi mởi, chính sách mở cửa hội nhập và phát triển nên kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự phân tầng xã hội và di động xã hội – đã và đang góp phần hình thành nên TLTL và các GĐTL ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm phát huy vai trò của các GĐTL trong sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

Phân tầng xã hội; Gia đình trung lưu; Tầng lớp trung lưu; Kinh tế; Xã hội; Văn hóa; Phát triển; Chính sách

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

16842