- Nghiên cứu hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông ứng suất trước theo TCVN 5574:2018
- Cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven biển Nghĩa Hưng Nam Định
- Nghiên cứu chiết xuất và bào chế cao định chuẩn từ cây Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb)
- Nghiên cứu những cứ và xây dựng những kiến nghị nhằm cải tiến cơ cấu tỗ chức hệ thống cơ quan đảm bảo vật tư thiết bị khoa học
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể hợp tác xã của Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
- Nghiên cứu cấu trúc hình học và điện tử của Nano CLUSTER [BNTISC]X với N≤14 và X=-1 0 1 bằng phương pháp hóa tính toán
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất phụ gia bảo quản thực phẩm PDP từ vỏ tôm và chất màu thực phẩm từ quả gấc và ứng dụng vào quá trình sản xuất chế biến thực phẩm nhóm thịt
- Lưu giữ và phát triển nguồn gien giống vi sinh vật công nghiệp
- Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản mẫu hồ sơ tài liệu làm cơ sở cho việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ để lựa chọn bổ sung vào kho lưu trữ của thành phố quận huyện xã
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm truyền thống trong việc bảo vệ môi trường của các dân tộc thiểu số vùng duyên hải miền Trung
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ sở
ThS. Lê Thị Lệ Thủy
Kinh doanh và quản lý
01/11/2022
2022
Đắk Lắk
Chương 1 nghiên cứu khái quát các vấn đề cơ bản về tổng quan về hệ thống QTDND; quản lý nhà nước đối với hệ thống QTDND và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. Nghiên cứu tại Chương 1 cho thấy xu hướng phát triển của các QTD tại các nước trên thế giới khá đa dạng, không có một khuôn mẫu chung cho mô hình QTDND. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả
thì các QTDND phải đáp ứng được các điều kiện: Được quản lý tốt; Tài chính lành mạnh, các hoạt động huy động tiết kiệm và sử dụng tín dụng chủ động, tỷ lệ hoàn trả cao; Có tiềm năng tăng trưởng tốt; (iv) Có chính sách quản lý và tài chính phù hợp, bao gồm cả các mức lãi suất thực đối với tiết kiệm và cho vay; Có trách nhiệm quản lý trước thành viên; Có hiểu biết tốt về các nguyên tắc hoạt động của QTD và các dịch vụ QTD được các thành viên, người lãnh đạo và nhân viên sử dụng có trách nhiệm; Áp dụng và triển khai các kế hoạch thực tế cho việc tự đảm bảo tài chính.
Chương 2 nghiên cứu về thực trạng hoạt động QTDND và công tác quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu tại Chương 2 cho thấy nhìn chung, các QTDND trên địa bàn đều có tổng tài sản và vốn điều lệ ngày càng tăng, đảm bảo khả năng tài chính cho hoạt động của QTDND; hoạt động với mục tiêu hỗ trợ các thành viên. 12/12 QTDND trên địa bàn đều hoạt động có hiệu quả, thu nhập lớn hơn chi phí, chất lượng tín dụng của các QTDND luôn đảm bảo. Các QTDND từ khi thành lập cho đến nay không ngừng được tăng cường, củng cố, chấn chỉnh hoạt động, tạo một kênh tín dụng thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Về quản lý, các văn bản pháp lý liên tục được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình hoạt động của các QTDND. Đến nay, các văn bản pháp lý dần ổn định và đã tạo lập một trật tự pháp luật cho các bên có liên quan thực thi.
Tại Chương 3, căn cứ định hướng phát triển hệ thống QTDND đến năm 2030 nêu ra tại Quyết định 209/QĐ-NHNN ngày 31/01/2019 của Thống đốc NHNN và các phân tích thực trạng nêu ra tại Chương 2, nhóm nghiên cứu đề xuất một số mục tiêu phát triển hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 và đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn, gồm: (i) Nhóm giải pháp về mở rộng quy mô hoạt động; (ii) Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước đối với hoạt động của QTDND trên địa bàn. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị với NHNN đối với quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống; kiến nghị với NHNN chi nhành tỉnh Đăk Lăk trong công tác quản lý giám sát các QTDND trên địa bàn; kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương và bản thân các QTDND nhằm đảm bảo hoạt động của các quỹ được phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả./.
Đưa ra khung lý luận về kiểm tra căng thẳng thanh khoản của quỹ đầu tư bao gồm khái niệm, phân loại quỹ đầu tư, thanh khoản và rủi ro thanh khoản của quỹ đầu tư, kiểm tra căng thẳng thanh khoản của quỹ đầu tư. Chương 1 cũng đưa ra ảnh hưởng căng thẳng thanh khoản quỹ đầu tư đến thị trường chứng khoán, các ngân hàng và đo lường tác động căng thẳng thanh khoản quỹ đầu tư đến thị trường chứng khoán. Chương 2, nhóm nghiên cứu hướng đã đưa ra phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với việc kiểm tra căng thẳng thanh khoản các quỹ đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, nhóm đã nghiên cứu định lượng ảnh hưởng căng thẳng thanh khoản của quỹ đầu tư đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, có thể thấy một trong những nhân tố quan trọng trong đánh giá căng thẳng thanh khoản của quỹ đầu tư đó là khả năng hấp thụ các cú sốc thanh khoản của mỗi quỹ đầu tư. Nếu cú sốc thanh khoản có quy mô tương đối đáng kể, song quỹ đầu tư dự toán được và có kế hoạch ứng phó kịp thời thông qua chiến lược phân bổ tài chính và quản lý danh mục đầu tư thanh khoản, thì cú sốc thanh khoản của quỹ đầu tư không gây thiệt hại và ảnh hưởng nặng nền với thị trường chứng khoán cũng như các chủ thể tham gia thị trường.
Chương 3 tập trung đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm tra căng thẳng thanh khoản đối với các quỹ đầu tư tại Việt Nam. Nhóm nghiêm cứu đã đề xuất xây dựng khung hướng dẫn cho Việt Nam bao gồm 14 nội dung như: Thiết kế của các mô hình kiểm tra căng thẳng thanh khoản, tìm hiểu rủi ro thanh khoản, các nguyên tắc quản trị đối với kiểm tra căng thẳng thanh khoản,... Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm xây dựng quy trình và thước đó đánh giá căng thẳng thanh khoản đối với hệ thống quỹ đầu tư tại Việt Nam, giúp tăng cường theo dõi, kiểm tra nguy cơ xảy ra căng thẳng thanh khoản, khả năng chống chịu trước các cú sốc thanh khoản, từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ tác động tiêu cực từ các cú sốc thanh khoản quỹ đầu tư cũng như từ năng lực ứng phó của quỹ đầu tư tới thị trường chung.
hiệu quả; quỹ tín dụng nhân dân
NHNN-2022-028