- Lập sổ tay tra cứu số liệu bức xạ mặt trời và gió
- Mô hình ứng dụng công nghệ trồng nho trong nhà lưới tại Quảng Bình
- Nghiên cứu giải pháp tích hợp môi trường đào tạo trên thực tại ảo đa phương tiện tương tác với hệ thống quản trị học tập (LMS) phổ biến có sẵn và phát triển một hệ thống tích hợp thử nghiệm
- Dự án Thử nghiệm nuôi cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède 1803) tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể
- Nghiên cứu xây dựng công nghệ dẫn nhựa theo lực hút chân không để chế tạo các sản phẩm compozit kỹ thuật
- Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật phiên bản 20
- Đổi mới tổ chức hoạt động văn phòng HĐND và UBND TP góp phần thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính của Thành Phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chứng nhận sản phẩm theo các Chương trình chứng nhận CE-Marking UL RoHS
- Chọn giống lúa có năng suất cao phù hợp với chế độ canh tác ở Quảng Nam - Đà Nẵng
- Công cụ thủ công trồng rừng
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
11/2023
Giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho cán bộ là người dân tộc Khmer góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang hiện nay
Trường chính trị Tôn Đức Thắng
UBND Tỉnh An Giang
Cơ sở
ThS. Nguyễn Xuân Mỹ
ThS. Lê Châu Mỹ Hoa; ThS. Dương Xuân Dũng; ThS. Lê Hữu Lợi; ThS. Bùi Thị Kim Chung; ThS. Nguyễn Mạnh Hà; Ông Trần Văn Hợp.
Khoa học xã hội
01/03/2022
01/02/2023
2023
An Giang
95
Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy An Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký 35 cấp tỉnh, Nhóm Chuyên gia 35 và các lực lượng có liên quan nhằm thực hiện tốt công tác đấu tranh, phản bác trên địa bàn. Tri Tôn là huyện miền núi, biên giới, dân tộc, nhiều tôn giáo, nằm ở phía tây tỉnh An Giang, có đường biên giới giáp Campuchia dài 15,5 km về phía Tây Bắc. Diện tích tự nhiên toàn huyện 60.039,74 ha. Là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, có nhiều di tích lịch sử. Trên địa bàn huyện có 04 dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số huyện chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer, sinh sống ở 10/15 xã, thị trấn, tập trung chủ yếu tại các xã: TT.Tri Tôn, Ô Lâm, An Tức, Núi Tô, Cô Tô, Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì. Đa số đồng bào dân tộc Khmer có mối quan hệ gắn bó và có thân nhân ở nước bạn Campuchia nên thường qua lại biên giới, trao đổi, làm ăn, thăm thân nhân. Đặc điểm tình hình trên đã tạo khó khăn cho Tri Tôn trong việc tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với cán bộ Khmer huyện Tri Tôn: Cán bộ chủ chốt huyện: 2/6 cán bộ; Cấp xã: 28/165 cán bộ. Công chức Cấp huyện: 24/101 công chức; Cấp xã: 18/143 công chức. Viên chức Cấp huyện: 343/1.671 viên chức. Số lượng, cán bộ Khmer tham gia cấp ủy của cấp huyện 07/41 đồng chí; cấp ủy của cấp xã 34/213 đồng chí. Số lượng, cán bộ Khmer tham gia Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp huyện là 09/35 đại biểu. Số lượng, tỷ lệ cán bộ Khmer tham gia đại biểu HĐND cấp xã là 65 đại biểu. Để thực hiện Đề tài, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát ở huyện Tri Tôn, với số lượng 150 phiếu, gồm 03 nhóm: 60 phiếu hỏi dành cho cán bộ không phải người dân tộc Khmer, 50 phiếu hỏi dành cho cán bộ là người dân tộc Khmer, 40 phiếu phỏng vấn sâu dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý. Về nội dung khảo sát bao gồm:
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:
+ Đánh giá về ý thức chính trị của cán bộ người dân tộc Khmer trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-TW của Bộ Chính trị tại đơn vị hiện nay.
+ Những thuận lợi, khó khăn của cán bộ người dân tộc Khmer tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
+ Một số kiến nghị góp phần nâng cao ý thức chính trị cho cán bộ người dân tộc Khmer trong việc thực hiện Nghị quyết 35.
- Đối với cán bộ là người dân tộc Khmer:
+ Khảo sát sự quan tâm, nghiên cứu về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-TW của Bộ Chính trị thời gian qua.
+ Việc quan tâm, tuyên truyền Nghị quyết 35 của cán bộ người dân tộc Khmer đối với người thân và quần chúng nhân dân.
+ Sự tham gia trực tiếp vào đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
- Đối với cán bộ không phải là người dân tộc Khmer:
+ Nhận xét, đánh giá về ý thức chính trị của cán bộ người dân tộc Khmer trong thực hiện Nghị quyết 35/NQ-TW của Bộ Chính trị tại đơn vị hiện nay.
+ Đánh giá về mức độ nhận thức của cán bộ người dân tộc Khmer trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
+ Đánh giá về mức độ tuyên truyền chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của cán bộ dân tộc Khmer đến
người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào Khmer tại địa phương; Việc sử dụng mạng xã hội của cán bộ người dân tộc Khmer trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Các thành viên của nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiến hành biên soạn các chuyên đề theo sự phân công. Khi có bản thảo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thảo luận, góp ý và chỉnh sửa các chuyên đề, trên cơ sở đó Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ viết báo cáo khoa học.
Báo cáo khoa học sẽ là tài liệu tham khảo cho giảng dạy ở Trường Chính trị Tôn Đức Thắng và Trung tâm chính trị các huyện, thị, thành trong tỉnh đối với công tác trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-TW của Bộ Chính trị tại đơn vị hoặc cơ sở.
nền tảng; tư tưởng; ý thức; chính trị; Đảng; dân tộc; Khmer
AGG-2023-011