
- Nghiên cứu xây dựng mô hình kết nối Cung - Cầu hàng hóa hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
- Xây dựng quy trình lâm sàng thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) và đánh giá hiệu quả lọc máu thay huyết tương cho bệnh nhân covid-19 nặng và nguy kịch tại một số bệnh viện tỉnh Bình Dương
- Nghiên cứu đề xuất trình tự nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất khu dân cư nông thôn phù hợp với giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới
- Triển khai các mô hình can thiệp về y tế nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp tổ chức thị trường nội địa trong tiêu thụ thịt (lợn bò gà) rau và quả tươi
- Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến sứa ăn liền tại Quảng Ninh
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống sản xuất bảo quản và tiêu thụ rau an toàn tại Hải Dương
- Tăng trưởng kinh tế và thực thi các chính sách xã hội ở một số nước châu Phi và Trung Đông
- Nghiên cứu tổng hợp hệ đa chức năng silica nhạy pH mang thuốc chống ung thư
- Định hướng và giải pháp công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2024 - 37-NS-ĐKKQ
Giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa Thủ đô trong bối cảnh mới
Học viện Chính sách và Phát triển
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
TS. NGUYỄN THỊ ĐÔNG
TS. Phạm Ngọc Trụ, PGS.TS. Ngô Thúy Quỳnh, TS. Nguyễn Thế Vinh, TS. Nguyễn Thị Diễm Hằng, ThS. Đỗ Văn Lâm, TS. Lâm Thùy Dương, GS.TS Tô Trung Thành, TS. Vũ Thị Minh Luận, TS. Đàm Thanh Tú, TS. Đàm Thị Hiền, TS. Trần Thị Trúc, TS. Nguyễn Đình Hưng, TS. Tô Trọng Hùng, TS. Bùi Thanh Bình, TS. Nguyễn Như Hà, TS. Phùng Đình Vịnh, ThS. Nguyễn Thị Hạnh Vân,TS. Lê Thị Nhung,PGS,TS Vũ Đình Hòa, TS. Nguyễn Duy Đồng,ThS. Hoàng Kim Thu, TS. Đào Thị Bích Hạnh, ThS. Trần Thị Ninh, ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh, ThS. Nguyễn Tiến Đạt, TS. Mai Thị Hoa, ThS. Trần Hoàng Minh, ThS. Phan Lê Nga, ThS. Bùi Hoàng Mai;
7/2021
10/2023 gia hạn đến 1/2024
2024
Hà Nội
1. Về mặt lý luận, nhiều vấn đề về nhận thức liên quan tới hiện đại hóa ở Việt Nam còn chưa được thống nhất, tường minh. Đây là nguyên nhân căn bản khiến chủ trương về hiện đại hóa ở nước ta tuy có từ khá sớm song Việt Nam vẫn ở trình độ hiện đại hóa thấp và tốc độ hiện đại hóa chậm. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các học giả trước đó kết hợp với thực tiễn, nhóm tác giả đã mở rộng cũng như luận bàn sâu thêm nhiều vấn đề lý luận về hiện đại hóa (nội hàm, các giai đoạn, các yếu tố ảnh hưởng, bộ chỉ tiêu đánh giá…) và thúc đẩy hiện đại hóa trong đó khẳng định một số vấn đề quan trọng: (i) Hiện đại hóa về bản chất là việc làm cho các hoạt động phát triển và hoạt động quản lý phát triển chưa hiện đại trở nên hiện đại; rồi làm cho các hoạt động phát triển và hoạt động quản lý phát triển đã hiện đại trở nên hiện đại hơn (tức là nâng cao trình độ hiện đại) dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến hơn; (ii) Hiện đại hóa không phải mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hoặc của một địa phương mà chỉ là phương thức cần thiết để đạt được mục tiêu thịnh vượng và giàu có của quốc gia hay địa phương đó; (iii) Nội dung của hiện đại hóa bao gồm hiện đại hóa các hoạt động phát triển, hiện đại hóa trong hoạt động quản lý phát triển và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng; (iv) Hiện đại hóa diễn ra theo một số giai đoạn và trong mỗi giai đoạn hiện đại hóa nhất thiết phải có trọng tâm, trọng điểm; (v) Hiện đại hóa phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố gồm năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, quan hệ hợp tác quốc tế và mức độ quan tâm của các nhà nắm giữ công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lực tài chính, sự ủng hộ của doanh nghiệp và người dân… trong đó yếu tố năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đóng vai trò quyết định; (vi) Để đánh giá hiện đại hóa cần sử dụng bộ chỉ tiêu trong đó phản ánh ở 3 khía cạnh chủ yếu là hiện đại hóa trong các hoạt động phát triển, hiện đại hóa trong quản lý phát triển và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng.
2. Quá trình hiện đại hóa của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2011-2022 đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là những chỉ tiêu liên quan tới tỷ trọng lĩnh vực sử dụng công nghệ cao trong GRDP, tỷ lệ không dùng tiền mặt trong thanh toán, năng suất lao động… Kết quả là thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô ngày càng được cải thiện. Mức độ hiện đại hóa trong quản lý các hoạt động phát triển được đẩy mạnh qua các chương trình chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính cũng như doanh nghiệp, hộ gia đình giai đoạn gần đây. Thành phố Hà Nội vẫn được xếp vào nhóm các địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai chính quyền điện tử.
3. Bên cạnh những thành tựu, quá trình hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội còn nhiều bất cập: (i) Xét khía cạnh hiện đại hóa các hoạt động phát triển: Phần lớn các ngành, lĩnh vực vẫn sử dụng công nghệ khá lạc hậu nên thâm dụng tài nguyên, lao động và cho năng suất, chất lượng chưa cao, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp (và một phần thể hiện qua các chỉ tiêu về xuất khẩu hàng hóa của Thủ đô), nông nghiệp… (ii) Xét khía cạnh hiện đại hóa trong quản lý các hoạt động phát triển: có thể thấy cả 4 nội dung về (i) hiện đại hóa quyết sách phát triển; (ii) hiện đại hóa tổ chức phát triển kinh tế - xã hội; (iii) hiện đại hóa giám sát, kiểm soát các hoạt động phát triển và (iv) hiện đại hóa công khai thông tin quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua còn nhiều bất cập, trong đó nổi bật là khả năng khai thác và phát huy vai trò của các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế then chốt như khu công nghệ cao, khu công nghiệp… còn hạn chế. Nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trên có nhiều song chủ yếu là do hạn chế về thể chế, chính sách hiện đại hóa ở Thủ đô cùng với hạn chế trong thu hút các dự án FDI tầm cỡ gắn với hợp tác chuyển giao công nghệ.
4. Để thúc đẩy hiện đại hóa Thủ đô trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả cao đối với một số nhóm giải pháp về thể chế, chính sách hiện đại hóa, nhân lực và tài chính cho hiện đại hóa cũng như cải thiện mức độ quan tâm, đóng góp vào công cuộc hiện đại hóa của doanh nghiệp, người dân. Bên cạnh đó, sự ủng hộ cả về chủ trương và nguồn lực trực tiếp cho hiện đại hóa Thủ đô từ Trung ương cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
5. Hiện đại hóa đối với một quốc gia nói chung cũng như đối với một đô thị lớn/thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng là phương thức tối ưu, có tầm quan trọng đặc biệt để đạt được sự thịnh vượng, văn minh và xanh bền vững. Đề tài này đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hiện đại hóa. Tuy vậy, theo nhóm tác giả đề tài, các vấn đề lý luận chuyên sâu về hiện đại hóa (như nội dung, yếu tố ảnh hưởng, chỉ tiêu đánh giá…) cũng như kinh nghiệm thực tiễn hiện đại hóa (đặc biệt là chiến lược hiện đại hóa, tổ chức triển khai thúc đẩy hiện đại hóa, huy động nguồn lực cho hiện đại hóa…) vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa.
giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa Thủ đô trong bối cảnh mới
2024 -37/ĐKKQNV- SKHCN