- Bảo tồn nguồn gen của Bacillus subtilis Geobacillus stearothermophilus; Enterotoxigenic Ecoli (chủng PD17); Enterotoxigenic Ecoli (chủng TM21) dùng trong Thú y
- Đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia - Phụ lục 2: Kết quả khảo sát thực tế (đối tượng sinh viên đại học)
- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Các giải pháp cơ bản cấp bách nhằm phát triển thị trường ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam
- Nghiên cứu chế tạo hợp kim titan y sinh cấy ghép trong cơ thể người
- Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Cá bớp Hòn Chuối - Cà Mau
- Thực trạng sinh con thứ ba trở lên ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Một số yếu tố liên quan đến công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện Đơn dương tỉnh Lâm Đồng Năm 2008 – 2012
- Nghiên cứu sử dụng acid lactic để khử khoáng trong quá trình sản xuất chitin từ phế liệu tôm
- Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các biện pháp sinh học để cải thiện độ phì nhiêu của đất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của một số cây trồng chủ yếu tại Ninh Thuận
- Nguồn lợi hải sản - cơ sở phát triển của nghề cá biển Việt nam
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
150/14/2024/ĐK-KQKHCN
Giải pháp tiếp cận thị trường Cộng hòa Liên bang Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
Viện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh/ Thành phố
TS. Nguyễn Ngọc Tuyên
TS. Nguyễn Ngọc Tuyên (Chủ nhiệm nhiệm vụ); PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng; TS. Hoa Hữu Cường; TS. Phạm Hùng Tiến; TS. Nguyễn Bích Thuận; TS. Đặng Thái Bình; NCS. Đinh Văn Đang; CN. Phạm Thị Bích Ngọc; ThS. Lê Thị Kim Oanh; NCS. Đặng Nguyễn Duyên Anh (Thư ký).
Khoa học xã hội khác
12/2022
12/2024
2024
Đắk Lắk
141
Mục tiêu chung: Đề xuất các giải pháp tiếp cận thị trường Cộng hòa Liên bang Đức đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk.
Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sản phẩm đạt chuẩn OCOP; Phân tích đặc điểm thị trường CHLB Đức ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá những cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA đối với việc tiếp cận và tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk; Phân tích kinh nghiệm quốc tế của một số địa phương tại Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với các sản phẩm OCOP và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Đắk Lắk; Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của đại diện một số sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của tỉnh Đắk Lắk; Xây dựng quy chuẩn và kết nối thành công thị trường CHLB Đức đối với một doanh nghiệp có sản phẩm được đề cập trong đề tài đáp ứng tiêu chuẩn vào thị trường thông qua bản thỏa thuận hợp tác với đối tác tại CHLB Đức MOU (MEMORANDUM OF UNDERSTANDING); Đề xuất nhóm giải pháp khả thi để các doanh nghiệp có sản phẩm OCOP của tỉnh có thể tiếp cận thị trường CHLB Đức trong tương lai.
Kết quả thực hiện:
Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu của sản phẩm OCOP: Yếu tố ảnh hưởng từ cơ chế, chính sách của nhà nước; Yếu tố ảnh hưởng từ năng lực sản xuất, quản trị nội bộ và tư duy điều hành của các chủ thể sản phẩm OCOP; Yếu tố ảnh hưởng từ các quy định pháp lý của các nước nhập khẩu; Yếu tố ảnh hưởng từ đặc điểm và nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu; Yếu tố ảnh hưởng từ kết cấu kênh phân phối của nước nhập khẩu và một số yếu tố ảnh hưởng khác như mức độ cạnh tranh tại nước nhập khẩu; Ngôn ngữ và biểu tượng; Văn hóa kinh doanh…
Phân tích được đặc điểm thị trường CHLB Đức và những ảnh hưởng của EVFTA đối với khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk.
Đánh giá những tồn tại và hạn chế trong tiếp cận thị trường quốc tế đối với các sản phẩm OCOP của Đắk Lắk: Hạn chế và tồn tại từ nội tại của chủ thể OCOP và chuỗi kết nối; Hạn chế tồn tại từ cơ chế chính sách ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường CHLB Đức; Đánh giá bên trong sản phẩm đạt chuẩn OCOP (S,W) tác động đến tiếp cận thị trường xuất khẩu; Đánh giá bên ngoài sản phẩm đạt chuẩn OCOP tác động đến tiếp cận thị trường xuất khẩu (O,T).
Tư vấn, hỗ trợ thí điểm cho một số công ty trên địa bàn tỉnh trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức nói riêng và thị trường EU nói chung và tập huấn cho gần 30 học viên bao gồm : các doanh nghiệp/hợp tác xã có sản phẩm OCOP, cán bộ quản lý chương trình OCOP, hợp tác xã công tác tại Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, chi cục phát triển nông thôn tỉnh thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Phòng kế hoạch tài chính thuộc Sở Công thương, với 4 chủ đề có liên quan đến tiếp cận và hướng dẫn qui trình tiếp cận thị trường CHLB Đức. Kết quả của hoạt động tư vấn và tập huấn, có 01 đơn vị đã kết nối được với 02 doanh nghiệp tại CHLB Đức và đã tiến hành ký kết bản thỏa thuận ghi nhớ hợp tác MOU.
Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp khả thi để các doanh nghiệp có sản phẩm OCOP của tỉnh có thể tiếp cận thị trường CHLB Đức trong tương lai như nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP; Xây dựng quy trình chuẩn về tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk; Nhóm giải pháp tập huấn, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và hợp tác xã có sản phẩm OCOP trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức; Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tiếp cận thị trường CHLB Đức.
giải pháp tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2024-014