Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hiện trạng đặc điểm phân bố động vật đáy và trầm tích trong thủy vực sông Hậu (đoạn qua Thị trấn Mái Dầm) huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang

Trường Đại Học Cần Thơ

Tỉnh/ Thành phố

PGS. TS Nguyễn Văn Công

TS. Trần Sỹ Nam, ThS. Huỳnh Văn Thảo, ThS. Dương Trí Dũng, ThS. Huỳnh Công Khánh, ThS. Nguyễn Thị Thùy, ThS. Nguyễn Thị Mộng Tuyền

Khoa học tự nhiên

01/01/2018

2020

Hậu Giang

120

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiện trạng đặc điểm chất lượng nước, trầm tích và phân bố động vật đáy trong thủy vực sông Hậu (đoạn qua Thị trấn Mái Dầm), huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang. Kết quả thu mẫu hàng tháng trong vòng một năm cho thấy chất lượng nước mặt luôn biến động qua các thời điểm quan trắc, nhưng chưa phát hiện những ô nhiễm bất thường.
Kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường nước cho thấy giá trị các thông số biến động theo thời gian và không gian. Các thông số pH, N-NO3-, P-PO43-, COD, BOD5, EC, phenol, As, Cu, Pb, Cd đều thấp hơn giới hạn quy định cột A2 QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Có 20% mẫu Nitrite vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A2) từ 1,2 đến 5 lần, 18% mẫu amoni vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A2) từ 1,03 đến 2,53 lần, 60% mẫu thu có tổng sắt vượt giới hạn nước cấp sinh hoạt từ 1,01 – 3,86 lần, đặc biệt là trong giai đoạn tháng 8-10; 65% mẫu có TSS vượt giới hạn nước cấp sinh hoạt từ 1,03 – 3,93 lần.
Đối với trầm tích, kết quả phân tích cho thấy các thông số môi trường của trầm tích đều nằm trong giới hạn cho phép. Thông số Cd ở tất cả các mẫu thấp hơn ngưỡng giới hạn phát hiện. Hai thông số As và Pb trong trầm tích dù phát hiện nhưng luôn ở mức thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT (trầm tích nước ngọt);
Đối với mẫu động vật đáy, nghiên cứu đã phát hiện được 3 nhóm gồm Annelida, Arthropoda và Mollusca trong vùng nghiên cứu. Tổng số loài phát hiện được biến động từ 13 – 26 loài qua các tháng thu mẫu. Trong đó số loài thấp nhất ở tháng 6/2017 (13 loài) và cao nhất ở tháng 10/2017 (26 loài). Nhóm Annelida có số loài xuất hiện chiếm tỷ lệ trung bình thấp nhất (28%); nhóm Mollusca có số loài xuất hiện chiếm tỷ lệ trung bình 30,3%; trong khi đó nhóm Arthropoda có tỷ lệ trung bình cao nhất (41,8%). Nhóm Arthropoda chiếm ưu thế về mật độ, kế đến là nhóm Annelida và thấp nhất là Mollusca. Chỉ số đa dạng sinh học H’ dao động trong khoảng 1,71 – 2,28. Kết quả sinh học phản ảnh nước từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm. Chỉ số đa dạng sinh học H’ động vật đáy cho thấy từ tháng 3 đến tháng 11/2017 nước thay đổi qua lại giữa ô nhiễm nhẹ - ô nhiễm nhưng sau đó ổn định và luôn ở mức ô nhiễm nhẹ như giai đoạn trước khi nhà máy Lee&Man xả thải. Kết quả đề tài là thông tin nền quan trọng để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường trong sự phát triển các hoạt động công nghiệp và kinh tế xã hội khác trong vùng nghiên cứu.
Cần tiếp tục theo dõi diễn biến thông số Fetổng, phenol và đi sâu tìm hiểu nguồn phát sinh 2 thông số này. Lắp đặt trạm quan trắc liên tục nước mặt tại khu công nghiệp Sông Hậu nhằm giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến chất lượng môi trường nước mặt để dự báo, cảnh báo ô nhiễm kịp thời, phục vụ tốt cho việc khai thác và sử dụng nước mặt của địa phương.
 

Chất lượng nước, động vật đáy, Hậu Giang, trầm tích, thị trấn Mái Dầm, Sông Hậu.

hgi-2020-006