- Nghiên cứu tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các liên hiệp vận tải (LHVT)
- Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng bê tông nhẹ cường độ cao (HSL WC) trên cơ sở hạt vi cầu từ tro bay và phụ gia nano cho công trình dân dụng và công nghiệp
- Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng băng xanh ngăn lửa phòng cháy rừng trồng từ một số loài cây bản địa tại Bình Định
- Nghiên cứu tính toán đánh giá các chỉ tiêu năng suất; Đo lường năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đánh giá đóng góp của khoa học và công nghệ vào TFP của tỉnh giai đoạn 2011 đến 2014
- Nghiên cứu hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan - Thực trạng xu hướng và giải pháp (TPHồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ)
- Cải tạo không gian và hoạt động của chợ truyền thống tại TP Hồ Chí Minh nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và gia tăng mức độ an toàn
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ dệt và hoàn tất vải dệt kim từ sợi Poliamit biến tính cơ học
- Chương trình phát triển du lịch TPHCM giai đoạn 2006-2010
- Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ Trung Bộ và Đông Nam Bộ)
- Nghiên cứu cải tiến máy phay điều khiển bằng PLC phục vụ cho công tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2023-12/KQNC-CS
Hiệu quả can thiệp với các vấn đề liên quan đến sử dụng kháng sinh tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện II Lâm Đồng
Bệnh viện II tỉnh Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
DS.CKI. Nguyễn Thị Nguyệt
BS.CKI. Trần Phương Nam; BS.CKI. Lê Khắc Đạo; BS.CKI. Võ Minh; BS.CKI. Moul Thoàn; BS. Phạm Nhật Quang; DS. Cao Bảo Ngọc; DS. Phạm Ngọc Bảo Quyên
Y học tổng hợp và nội khoa
01/01/2022
01/09/2022
2022
Bảo Lộc, Lâm Đồng
104
Mục tiêu: Khảo sát các DRP, mức độ ảnh hưởng và các yếu tố liên quan và đánh giá hiệu quả can thiệp với các DRP trong sử dụng kháng sinh tại khoa nội tổng hợp bệnh viện II Lâm Đồng.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân được điều trị với kháng sinh tại khoa nội tổng hợp, trong khoảng thời gian từ 01/01/2019 - 30/06/2019 (giai đoạn trước can thiệp) và từ 01/01/2022 - 30/06/2022 (giai đoạn sau can thiệp). DRP liên quan đến kháng sinh được xác định và phân loại dựa theo hướng dẫn của mạng lưới chăm sóc dược Châu Âu (2019). Sau đó, các DRP được đánh giá về mức độ ảnh hưởng trên lâm sàng bởi hội đồng chuyên gia theo thang điểm của Dean & Barber. Các yếu tố liên quan đến DRP được xác định bằng mô hình hồi quy logistic đa biến. Các biện pháp can thiệp được thực hiện và đánh giá hiệu quả.
Kết quả: Có 630 bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu bao gồm 335 HSBA trong giai đoạn từ 01/01/2019 - 30/06/2019 (giai đoạn trước can thiệp) và 295 HSBA trong giai đoạn từ 01/01/2022 - 30/06/2022 (giai đoạn sau can thiệp). Đa phần bệnh nhân là người cao tuổi (tuổi trung bình là 69,3 ± 14,6 và 62,9 ± 17,9), tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ trong cả hai giai đoạn (57,9% - 42,1% trước can thiệp và 58,6% - 41,4% sau can thiệp) và chủ yếu được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường hô hấp (62,4% trước can thiệp - 63,1% sau can thiệp). Sau can thiệp, tỷ lệ HSBA có DRP ở nhóm can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm không can thiệp (28,5% so với 58,2%,P<0,001). Tỷ lệ hồ sơ có DRP về liều dùng kháng sinh giảm từ 39,7% xuống 26,4% sau can thiệp (P<0,001). Tỷ lệ hồ sơ có DRP với mức ảnh hưởng lâm sàng nhẹ và mức nặng giảm sau can thiệp, cụ thể mức nhẹ từ 28,2% giảm còn 16,7%; mức nặng từ 7,2% giảm còn 2,4%. Bệnh nhân nam hoặc có độ thanh thải creatinin > 50 mL/phút ít có nguy cơ gặp phải DRP, ngược lại bệnh nhân được chỉ định từ 3 loại kháng sinh trở lên có nguy cơ gặp phải DRP cao hơn.
Kết luận: DRP kháng sinh chiếm tỉ lệ khá cao và chủ yếu là liều kháng sinh chưa phù hợp. Cần chú ý hiệu chỉnh liều theo chức năng thận cho từng loại kháng sinh, đặc biệt trên bệnh nhân có độ thanh thải creatinin ≤ 50 mL/phút, để có thể tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh.
Kháng sinh; nội khoa
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2023-012