
- Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học tin học tiếng anh ở bậc tiểu học
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đến năm 2020
- Chính trị và hệ thống chính trị trong học thuyết Mác-Lênin và những bài học về sự vận dụng nó ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây
- Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo bơm 36000 m3/h-Báo cáo tổng hợp
- Nghiên cứu đa dạng và tiềm năng ứng dụng của vi khuẩn lam tại một số thủy vực Hà Nội
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt – Hrê Việt – Co
- Nghiên cứu xây dựng mô hình và ứng dụng hệ thống Internet vạn vật (Internet of things - IoT) để quảng bá và giám sát hiệu quả Khu bảo tồn giống cây sâm gốc Ngọc Linh huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam
- Nghiên cứu phát hiện quy trình realtime RT-PCR phát hiện virus gây bệnh lở mồm long móng ở động vật
- Hợp tác nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo lũ trung hạn kết nối với công nghệ điều hành hệ thống công trình phòng chống lũ cho Đồng bằng sông Hồng-sông Thái Bình
- Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống hoa (lan hồng môn đồng tiên lily cúc) bằng công nghệ nuôi cấy quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở Đồng bằng sông Hồng - Phụ lục



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
12/KQNC-TTKHCN
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ: thực trạng và giải pháp cải thiện
Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
CN. Nguyễn Mỹ Thuận
PGS.TS. Bùi Văn Trịnh, TS. La Nguyễn Thùy Dung, ThS. Nguyễn Hoàng Phương, ThS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Cao Thị Kim Chi, CN. Đỗ Đấu Tranh, CN. Nguyễn Tri Khâm, ThS. Hoàng Thị Hồng Lộc
Khoa học xã hội
01/03/2019
01/12/2020
2020
Cần Thơ
254
doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững. Dựa vào kết quả khảo sát 466 doanh nghiệp, vận dụng cách tiếp cận tổng hợp kết hợp với nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ. Một số kết quả chính được phát họa như sau:
Trong 5 năm gần đây, tốc độ phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là khá tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nhóm doanh nghiệp thua lỗ, tạm ngưng hoạt động cũng khá cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ có nguồn nội lực khá hạn chế, đặc biệt là vấn đề công nghệ, sở hữu trí tuệ và chất lượng nguồn nhân lực. Thị trường nội địa là thị trường chủ lực của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp xuất phát từ yếu tố nội tại (hạn chế về cải tiến công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chưa liên kết và hoàn thiện chuỗi cung ứng, tầm nhìn và chiến lược kinh doanh còn hạn chế, nguồn tài lực chưa đủ mạnh) lẫn yếu tố ngoại tác (môi trường cạnh tranh khóc liệt, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, hạn chế tiếp cận chính sách hỗ trợ). Điểm sáng đáng ghi nhận là hệ thống chính sách của Chính phủ và chính quyền địa phương có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Dựa vào đánh giá, nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp đối với chính quyền địa phương nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ, bao gồm: (1). Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ; (2). Hỗ trợ xúc tiến thương mại; (3). Hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại; (4). Hỗ trợ nâng cao năng suất lao động; (5). Hỗ trợ dịch vụ công và cơ sở hạ tầng; (6). Hỗ trợ thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn; (7). Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; (8). Hỗ trợ mặt bằng kinh doanh; (9). Hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi cung ứng.
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2020-12/KQNC