Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hoàn thiện và phát triển mô hình Tổ Nhân dân tự quản gắn với phát huy quyền con người quyền công dân trên địa bàn các huyện thành phố biên giới của tỉnh Đồng Tháp

Trường chính trị tỉnh Đồng Tháp

UBND Tỉnh Đồng Tháp

Cơ sở

TS. Võ Thị Tuyết Hoa

TS. Võ Thị Tuyết Hoa; Ths. Nguyễn Quang Thành; TS. Nguyễn Quốc Trung; Ths. Phan Thị Minh Hiền

Khoa học xã hội

01/05/2022

01/04/2023

2020

Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp

123 tr + phụ lục

Ở Đồng Tháp, mô hình “Tổ Nhân dân tự quản” với tiền thân là “Tổ an ninh nhân dân”, sau đó đổi tên thành “Tổ dân phòng khuyến học” và “Tổ Nhân dân tự quản cộng đồng” rồi trở thành “Tổ Nhân dân tự quản” theo Thông báo Kết luận số 451-TB/TU ngày 01 tháng 03 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về việc lãnh đạo nhân rộng mô hình “Tổ Nhân dân tự quản” trên địa bàn Tỉnh. Với phương châm hoạt động “lấy sức dân, lo cho dân” xuất phát từ tình hình thực tế của từng địa bàn dân cư, nhiều địa phương có cách làm hay, hiệu quả, đổi mới nội dung sinh hoạt của các “Tổ Nhân dân tự quản”; phát huy vai trò tự chủ, tự quản về bảo vệ an ninh trật tự với phương châm “tự quản, tự phòng, tự hoà giải”; thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài; cùng bàn bạc liên kết, hợp tác trong sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống; tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng đời sống văn hoá tại địa bàn dân cư.
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống để phát huy hiệu quả vai trò của Tổ Nhân dân tự quản đối với vấn đề bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người, quyền công dân ở tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì thế, việc lựa chọn nghiên cứu về Tổ Nhân dân tự quản gắn với vấn đề bảo vệ nhân quyền xuất phát từ các khía cạnh sau đây:
Về mặt lý luận, đề tài không nghiên cứu tổng thể tất cả các vai trò, chức năng của Tổ Nhân dân tự quản mà tập trung phân tích, làm rõ để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển Tổ Nhân dân tự quản gắn với vai trò phát huy, bảo vệ và thức đẩy quyền con người, quyền công dân dựa trên các quy định của Hiến pháp năm 2013.
Về mặt thực tiễn, hiện nay, 12 huyện, thành phố của Tỉnh đều có Tổ Nhân dân tự quản nhưng số tổ được thành lập ở các huyện, thành phố còn khác nhau, quá trình tổ chức và hoạt động của các Tổ Nhân dân tự quản cũng chưa thực sự đồng đều, số tổ hoạt động ổn định và số tổ còn khó khăn giữa các địa phương vẫn có mức độ chênh lệch khá lớn [9]. Trong đó, các địa phương ở vùng biên giới của tỉnh có tỷ lệ tổ hoạt động khó khăn còn khá cao so với các huyện, thành phố trong Tỉnh, cụ thể: huyện Tân Hồng có 169 tổ (30,17%), huyện Hồng Ngự có 319 tổ (25,18%) và thành phố Hồng Ngự có 104 tổ (19%).
Mặc dù, Tỉnh có Báo cáo thường niên đánh giá về hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản nhưng chưa nêu bật về vai trò của Tổ Nhân dân tự quản trong phát huy quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Kết luận số 483-KL/TU ngày 04/8/2020 về hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản, Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện; tuy nhiên, để hoàn thiện và phát triển Tổ Nhân dân tự quản trong thời gian tới cần hướng đến phát huy quyền con người, quyền công dân của các thành viên trong tổ trên cơ sở nâng cao tính tự giác, tự ý thức, tự quản trong cộng đồng. Do đó, khi tìm hiểu tình hình hoạt động của các Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn các huyện biên giới, đề tài sẽ rút ra kinh nghiệm để đề xuất giải pháphoàn thiện tại các địa phương này nói riêng và ở tỉnh Đồng Tháp nói chung trong thời gian tới; có như vậy, các tổ mới được duy trì hoạt động lâu dài, hiệu quả và phát triển hơn nữa.
 
 

Tổ nhân dân tự quản; Quyền con người; Quyền công dân;...

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm, số 130, đường Phù Đổng, phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

DTP-2023-010