Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Kết quả khoa học công nghệ đề tài/dự án nghiên cứu các nguyên nhân di truyền gây vô sinh ở nam giới 18-49 tuổi có mật độ tinh trùng nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu/ml đến khám tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ

Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ

Tỉnh/ Thành phố

BSCKII. Trịnh Thị Bích Liên

PGS. TS. Nguyễn Trung Kiên; TS. Vũ Thị Nhuận; ThS. Nguyễn Chung Viêng; ThS. Nguyễn Phan Vinh; ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc; CN. Trịnh Minh Thiết; CN. Cao Lương Bình; CN. Nguyễn Văn Khuôn

Nam học

2018

Cần Thơ

141 tr. + Phụ lục

Ứng dụng quy trình QF-PCR đã xây dựng và kiểm định để xác định một số nguyên nhân di truyền ở nam giới khám vô sinh.  Đối tượng: 375 nam giới khám vô sinh tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2016-2017 có mật độ tinh trùng £ 5x106/mL. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: có 130/375 trường hợp có bất thường di truyền, chiếm 34,6%. Các bất thường đó là: mất đoạn AZF (102/130 trường hợp), hội chứng Klinefelter (6/130 trường hợp), hội chứng Klinefelter kết hợp với bất thường nhiễm sắc thể Y (4/130 trường hợp), nhân đoạn DAZ (17/130) và hội chứng nam giới 46,XX âm tính với SRY (1/130 trường hợp). Kết quả ghi nhận mất một phần đoạn AZFc lưu hành phổ biến nhất, chiếm 78,4% (80/102 trường hợp). Có 7 kiểu mất một phần đoạn AZFc được ghi nhận, trong đó có 4 kiểu mới được phát hiện, gồm mất đoạn sY1191-sY1192, mất đoạn sY1291, mất 2 gen DAZ - 1 gen CDY1 và mất 1 gen CDY1. Kết luận: nguyên nhân di truyền chiếm tỷ lệ cao ở nam giới khám vô sinh. Chính vì vậy, bác sĩ nên chỉ định xét nghiệm sàng lọc nguyên nhân di truyền trước khi tư vấn và điều trị hiếm muộn.
 

Khoa học công nghệ; Vô sinh; Di truyền; Mật độ; Tinh trùng; Nam giới; Nhiễm sắc thể

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

CTO-002-2019