
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất khoai sọ Cụ Cang tại Thuận Châu – Sơn La
- Dự án sản xuất thử nghiệm công nghệ đúc thép mác Γ13 bằng phương pháp mẫu hóa khí cho các sản phẩm đúc cỡ trung bình
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đổi mới quy trình quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển thủ đô Hà Nội
- Xây dựng mô hình thanh toán sốt rét ở các vùng có đặc điểm dịch tễ và tổ chức thực hiện khác nhau
- Ảnh hưởng của phân hữu cơ sản xuất từ mụn dừa đến việc cải tạo đất trên cây rau màu (dưa leo xà lách) ở đất giồng cát huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre
- Điều tra nghiên cứu quy luật phát sinh đặc tính sinh vật sinh thái học và xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp cào cào sống lưng vàng tại Bà Rịa - Vũng Tàu 1994-1995
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc mỡ Maduxin từ lá cây sến mật (Madhuca pasquieri) để điều trị vết bỏng vết thương
- Đánh giá hiệu quả phiếu chăm sóc cải tiến của điều dưỡng
- Đánh giá tác dụng giảm đau của điện xung trong điều trị hội chứng đau lâm sàng trên bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng năm 2016
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động của con người và khí hậu đến cấu trúc phân bố quần xã thực thực vật nổi tảo bám trong lưu vực sông Hồng



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
14/KQNC-TTKHCN
Khảo sát khả năng kháng bệnh đái tháo đường của một số cây thuốc dân gian theo cơ chế ức chế alpha - glucosidase
Viện Công nghệ Hoá học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
TS. Phùng Văn Trung
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh, ThS. Phan Nhật Minh, ThS. Bùi Trọng Đạt, ThS. Nguyễn Tấn Phát, KS. Võ Thị Bé, CN. Nguyễn Trung Kiên, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Khoa học y, dược
10/2011
08/2015
2015
Cần Thơ
254
Đề tài đã tiến hành sàng lọc hoạt tính ức chế α – glucosidase in vitro của 50 mẫu cây thu hái chủ yếu ở miền tây nam bộ, từ đó chọn ra 30 mẫu có hoạt tính để tiếp tục sàng lọc và so sánh chỉ số IC50. Từ đây tìm ra được 7 mẫu tốt nhất, gồm: cây Diệp hạ châu (66.8 µg/mL), 2 mẫu lá Đa búp đỏ (Cần Thơ: 72.6 µg/mL, Đồng Nai: 79.4 µg/mL), lá Khổ qua (76.6 µg/mL), cây Ngũ sắc (78.1 µg/mL), trái Ô môi (73.3 µg/mL) và Ổi (73.8 µg/mL). Chỉ số IC50 của các mẫu tương đối cao (65 - 80 µg/mL), chứng tỏ hoạt tính yếu.
Để loại bỏ tạp chất và tìm kiếm các chất có hoạt tính, chúng tôi đã tiến hành phân lập và xác định cấu trúc các chất phân lập được từ các mẫu cây trên. Kết quả là đã xác định được cấu trúc của 12 hợp chất bằng các phương pháp phổ, gồm: 1-(3-hydroxy-but-1-enyl)-2,6,6-trimethylcyclohexane-1,2,4-triol; Phloretin 4’-O-β-D-glucopyranoside; Rutin; Lantanilic acid; Linaroside; Lantanilic acid; aloe-emodin; afzelin; 3’,4’,5,7 Tetrahydroxy flavones; Eugenyl- β -Dglucoside; 3β-hydroxy-urs-12-en-28-oic và Apigenin.
Các chất trên có độ tinh khiết đạt trên 95% khi phân tích bằng HPLC. Để có thể thực hiện thử nghiệm trên chuột, chúng tôi đã tiến hành điều chế lượng lớn các chất trên (> 100mg). Các chất này được thử nghiệm hoạt tính hạ đường huyết theo mô hình dung nạp glucose. Kết quả chỉ có hợp chất PN01 được chiết từ cây Diệp hạ châu, gây nên sự giảm đường huyết nhẹ sau khi dung nạp glucose 30 phút. Hợp chất OS03 từ cây Hương nhu tía thể hiện tác dụng ổn định đường huyết sau 7 ngày thử nghiệm. Các hợp chất còn lại không có tác dụng
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2018-14/KQNC