- Nghiên cứu xác định mức sử dụng nước trong một số hoạt động sản xuất công nghiệp phục vụ quản lý tài nguyên nước
- Nghiên cứu làm men giả sống trang trí lên sản phẩm gốm mỹ nghệ
- Nghiên cứu chọn giống nâng cao tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vằn Oreochromis niloticus
- Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo dãy động cơ điện không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc công suất đến 30kW
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song chuột (Cromileptes altivelis Valencienes 1828)
- Nâng cao chất lượng hiệu quả việc tổ chức khai thác hệ thống mạng thông tin phục vụ nghiên cứu giảng dạy và học tập ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thi công và an toàn thi công trên cao
- Nghiên cứu xây dựng quy định các nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng môi trường biển các tỷ lệ từ 1/200000 đến 1/10000
- Ứng dụng công nghệ sấy rẻ tiền làm khô và bảo quản nông sản sau thu hoạch
- ứng dụng tài khoản tích lũy tài sản và vốn tài chính ở nước ta
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2020-09/KQNC-CS
Khảo sát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi điều trị nội trú từ năm 2011 - 2013 tại trung tâm Y tế huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng
Trung tâm Y tế huyện Di Linh
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
BSCKI. Đoàn Trí Dũng
BSCKI. K’ Bê Đakrong; ThS.BS. Mul Lợi; BSCKI. Ka Hor; BSCKI. K’ Mỹ; CN. Đặng Kim Sơn
Y tế
01/05/2011
01/05/2013
2013
Di Linh, Lâm Đồng
71
Tại Việt Nam số liệu thống kê từ các tuyến tỉnh trong nhiều năm đã cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mắc bệnh và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo Nguyễn Đình Hường tỉ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong tổng số trẻ đến khám tại bệnh viện khoảng 30 - 40%. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những tỷ lệ mắc cao mà tần suất mắc cũng cao: 3 - 5 lần /trẻ/năm. Như vậy hàng năm sẽ có khoảng 30 - 50 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính[4]. Số liệu báo cáo của Bệnh viện nhi đồng trong cả nước cho thấy tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện đứng vị trí số một và chiếm khoảng 40% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân ở trẻ em[3].
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, Việt Nam là nước đã sớm triển khai chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính vào năm 1984. Sau 20 năm thực hiện, chương trình đã đạt hiệu quả rõ rệt. Theo số liệu báo cáo hoạt động chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính giai đoạn 1996 - 2000 đến năm 2000 đã có 100% số tỉnh, 100% số huyện, 97,9% số xã triển khai chương trình và 97,6% số trẻ em dưới 5 tuổi được chương trình bảo vệ[1].
Hiện nay, tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính giảm một cách đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính vẫn còn cao nên hiện nay chương trình vẫn đang tập trung vào vấn đề truyền thông giáo dục về kiến thức, thái độ và thực hành bệnh NKHHCT cho các bà mẹ.
Hàng năm số trẻ dưới 5 tuổi đến khám và điều trị về bệnh hô hấp tại TTYT Di Linh vẫn tăng nhưng đến nay, chưa có một thống kê, đánh giá đầy đủ nào về tình hình bệnh NKHHCT trên địa bàn huyện Di Linh vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi điều trị nội trú từ năm 2011 - 2013 tại Trung tâm y tế huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng” với 2 mục tiêu:
- Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em từ 2 tháng - 60 tháng tuổi điều trị nội trú tại TTYT huyện Di Linh từ 2011-2013.
nhiễm khuẩn; hô hấp; cấp tính
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2020-009