- Vỏ phong hóa đá bazan kainozoi Việt Nam (thành phần vật chất sự phân bố khả năng sinh chứa khoáng sản) I-Tây Nguyên
- Nghiên cứu xác định những hệ thống và hình thế thời tiết chính ở Việt Nam phục vụ dự báo thời tiết đặc biệt là các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
- Nghiên cứu thăm dò biện pháp kỹ thuật gây tạo trầm hương ở loài cây dó trầm
- Nano tấm Pd/M (M = Au Pt) mới lạ với tính chất quang và hoạt tính xúc tác cao
- Hoàn thiện qui trình quản lý bảo hiểm xã hội đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm măng Bát Độ tại tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu lựa chọn phương án khai thác xuống sâu cho mỏ antimon Mậu Duệ - Hà Giang
- Ứng dụng công nghệ lọc hiếu khí và thiếu khí để xây dựng mô hình xử lý amonia trong nước thải chăn nuôi
- Nghiên cứu giới hạn sụp đổ điện áp trên lưới truyền tải trong bài toán quy hoạch điện ngắn hạn Ứng dụng cho hệ thống điện Miền Nam
- Một số giải pháp phát triển các mô hình du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
01/HĐKHCN
10/KQNC-QNG
Khảo sát thực trạng vườn thuốc nam mẫu tại các trạm y tế xã của tỉnh Quảng Ngãi năm 2023
Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi
UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Cơ sở
DS.CKI. Phan Thanh Bảng
Ths.BS. Ngụy Thị Bích Hạnh; DS.CKI. Đỗ Quý Dư; DS.CKI. Trịnh Nữ Phi Ưng; DS.CKI. Nguyễn cần Duy; Ths.BS. Trần Vương Uyên Phương; BS.CKl.Bùi Tá Nghĩa; BS.CKI. Nguyễn Thanh Thương; DS. Mai Thị Hồng Nhung; BS. Bùi Tấn Chung
Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc
01/01/2023
01/11/2023
2023
Quảng Ngãi
126
- Có 120 trạm y tế xã thuộc vùng 2 và vùng 3 tham gia nghiên cứu.
+ Có 101 trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại.
+ Tổng số nhân viên tại các trạm y tế xã là 719 người (trung bình 6 người/trạm). Số nhân lực có chuyên môn khám chữa bệnh y học cổ truyền là 24 người (3.34%). Số nhân lực có chuyên môn liên quan đến cây thuốc là 75 người (10.29%).
- Có 114 trạm y tế xã (95%) có vườn thuốc nam tại trạm nhưng chỉ có 4 vườn thuốc nam (3.5%) có đủ số lượng cây thuốc theo quy định.
+ Các vườn thuốc nam chủ yếu được xây dựng trong thời gian từ năm 2011 đến 2018 với diện tích trung bình là 71.7 m2 (± 71.69)
+ Cây thuốc nam tươi tốt được ghi nhận ở hầu hết các vườn thuốc nam (67.5%), chủ yếu là các cây thuốc có nguồn gốc từ địa phương và vùng xung quanh. Một số cây thuốc dễ trồng, phù hợp với điều kiện địa lý tại trạm y tế xã, nhưng có một số cây khó trồng hoặc trồng rất ít tại các trạm y tế như Địa hoàng (0%), Củ cốt khí, hạ khô thảo (0.9%), Mỏ quạ (2.6%), Kim ngân hoa, Nhót, Khổ sâm (3.5%), Đơn lá đỏ (4.3%),…
+ Mức độ quan tâm đến việc quản lý vườn thuốc nam tại các trạm y tế xã là chưa được chú trọng khi chỉ có 15.9% các trạm y tế xã có sổ sách ghi chép việc theo dõi vườn thuốc nam và 60.2% trạm y tế có lịch phân công việc chăm sóc vườn thuốc. Số lần chăm sóc vườn thuốc nam /tháng còn ít. Có 22.6% trạm y tế xã không thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu về cây thuốc nam cũng như cách trồng, chăm sóc cây thuốc.
+ Kinh phí chăm sóc vườn thuốc nam hầu hết là không có/không đủ tại 93.3% trạm y tế.
- Một số yếu tố liên quan đến xây dựng, quản lý, chăm sóc và sử dụng vườn thuốc nam.
+ Diện tích cỏ dại tại vườn thuốc có liên quan đến số lần chăm sóc/tháng (p<0.001), phân công người chăm sóc (p<0.05) và phân lịch chăm sóc vườn thuốc nam (p<0.05) và việc cây thuốc nam trồng theo phân nhóm (p<0.05). Đồng thời tình trạng cây thuốc tươi tốt tại vườn thuốc có liên quan đến việc phân công người chăm sóc (p<0.05), lịch chăm sóc cho vườn thuốc nam (p<0.05) và công tác cải tạo đất trồng (p<0.05) cho vườn thuốc nam.
+ Sự quan tâm của người dân đến cây thuốc và cách sử dụng cây thuốc liên quan đế sự tươi tốt cây thuốc tại vườn thuốc nam (p<0.05) và sự thay đổi số lượng cây thuốc nam tại vườn thuốc (so sánh giữa thời điểm trồng ban đầu và thực tế) có mối liên quan đến việc trạm y tế xã sử dụng vườn thuốc nam trong hướng người dân nhận viết, sử dụng cây thuốc (p<0.05).
+ Không có kinh phí hoặc không đủ kinh phí gây khó khăn cho công tác chăm sóc và quản lý vườn thuốc nam được nêu ở hầu hết các trạm y tế.
+ Việc thiếu hụt nhân lực có chuyên môn về y học cổ truyền cũng như cây thuốc nam cũng gây khó khăn trong việc còn ảnh hưởng đến việc cập nhật, tìm hiểu thông tin về các trồng, chăm sóc cây thuốc cũng như sử dụng vườn thuốc nam trong hướng dẫn người dân cách nhận biết, sử dụng cây thuốc.
+ Một số cây thuốc khó trồng, khó kiếm, và một số cây cần thay mới liên tục mỗi năm cũng ảnh hưởng đến số lượng cây thuốc tại vườn thuốc nam theo thời gian.
+ Ngoài ra, quỹ đất eo hẹp, việc di dời trạm y tế sang vị trí khác cũng liên quan đến sự quan tâm chăm sóc vườn thuốc nam.
Vườn thuốc Nam; Khảo sát
Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ
QNI-2024-010