liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Khảo sát triệu chứng lâm sàng thiếu máu lòng bàn tay nhợt của trẻ em dưới 5 tuổi theo IMCI tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh An Giang

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

Huỳnh Thảo Trường

Trần Thị Thanh Thủy, Võ Mỹ Tiền, Nguyễn Thị Minh Triết, Huỳnh Trường Khải, Nguyễn Thị Tố Loan, Ngô Thị Thùy Mị

Nhi khoa

01/08/2009

31/12/2010

2011

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản

34

Khảo sát dấu hiệu “lòng bàn tay nhợt” trong chiến lược IMCI ở trẻ em có thiếu máu từ 2 tháng đến 5 tuổi tham gia nghiên cứu tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh An Giang được phân loại theo WHO, chúng tôi có kết luận sau: - lệ thiếu máu của trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tham gia nghiên cứu rất cao là 73,1%; - Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ bị thiếu máu là 26,9%. - Không có sự khác biệt về giới của trẻ em bị thiếu máu. - Thiếu máu chủ yếu ở trẻ từ 6 – 12 tháng (853%); kế đến là trẻ từ 12-24 tháng (81,5%) và chiếm tỉ lệ thấp nhất là trẻ từ 48 - 60 tháng (40,9%). - Tông tổng số 303 trẻ bị thiếu máu: 0,7% trẻ có lòng bàn tay hồng và 99,3% trẻ có lòng bàn tay nhợt. - Mức độ thiếu máu theo WHO: nhẹ: 75,6%; Trung bình 24,4% và không có trường hợp nào thiếu máu nặng. - Độ nhợt của da lòng bàn tay cao nhất ở lúa tuổi từ 12 - 24 tháng (92,2%); kế tiếp là từ 6 - 12 tháng (90,7%); từ 2 - 6 tháng (80%) và thấp nhất ở lứa tuổi từ 48 - 60 tháng (50%).

Thiếu máu