
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng - Phát triển các module tính toán
- Đánh giá kiến thức thái độ thực hành phòng chống HIV/AIDS của người dân một số dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Quảng Trị
- Nghiên cứu thực trạng và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ đất trồng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng
- Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo bàn mai Atrina vexillum (Born 1778) tại Khánh Hòa
- Nghiên cứu nuôi cấy rễ tơ cây ké hoa đào (Urena lobata L) nhằm thu nhận nguyên liệu sản xuất hoạt chất điều trị tiểu đường tuýp 2
- Phụ lục đề tài: Hợp tác nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ dự phòng và điều trị đẻ non ở thai phụ tại khu vực phía Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ cơ giới hoá khai thác và thiết kế chế tạo loại dàn chống tự hành phù hợp áp dụng đối với điều kiện địa chất các vỉa dày độ dốc đến 35 độ tại vùng Quảng Ninh
- Hợp tác chế tạo bơm chìm có công suất lớn phục vụ nông nghiệp
- Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luận của các cơ quan hành chính nhà nước
- Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín an toàn sinh học tại huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
HPN.BO.04/22
Khoảng cách giới trong thụ hưởng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
Học viện Phụ nữ Việt Nam
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Bộ
TS. Phan Thị Thu Hà
TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Ths. Nguyễn Hoàng Anh, TS. Lê Hồng Việt, ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy, ThS. Trương Thị Thúy Hà, TS. Phùng Thị Quỳnh Trang, CN. Dương Đức Độ, ThS. Hoàng Anh Tú, ThS. Phan Cao Quang Anh, CN. Trần Ngọc Ánh.
Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội
01/04/2022
01/12/2022
2022
Hà Nội
124
Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững đã đề cập đến phụ nữ như một trong những đối tượng cần được ưu tiên. Đặc biệt Chương trình giai đoạn 2016-2020 đã nhấn mạnh điều này nhiều lần trong các dự án và tiểu dự án hợp phần phản ánh sự quan tâm của Nhà nước đến phụ nữ và vấn đề giới trong công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, báo cáo của Australian Aid (2021) cho thấy, lồng ghép giới thông qua nguyên tắc “ưu tiên phụ nữ” là chưa đủ và chưa được cụ thể hóa thành các cơ chế cụ thể trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Mới chỉ dừng lại ở một nguyên tắc định tính, thiếu quy định hướng dẫn thực hiện rõ ràng, thiếu chỉ số và cơ chế giám sát thực hiện nên rất khó để tổ chức trong thực tế và dễ dàng bị bỏ qua. Việc quan tâm đến trải nghiệm khác biệt của nam và nữ, xóa bỏ những rào cản đối với phụ nữ nhằm nâng cao điều kiện kinh tế và xã hội hoặc hưởng thụ những thành quả kinh tế là điều cần thiết trong quá trình thực hiện các chương trình giảm nghèo.
Với tư cách là tổ chức chính trị xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được xem là đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước. Trong các nhiệm kỳ vừa qua, công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững luôn được Hội quan tâm và có bước phát triển vượt bậc thông qua các giải pháp đồng bộ. Xuất phát từ những lý do trên, Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hiện đề tài nghiên cứu “Khoảng cách giới trong thụ hưởng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020” nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về mức độ khác biệt giữa nam và nữ trong thụ hưởng những thành quả của Chương trình làm luận cứ cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước xây dựng, bổ sung, sửa đổi chính sách luật pháp thu hẹp khoảng cách giới trong giảm nghèo nói riêng, thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực nói chung. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cung cấp căn cứ khoa học cho Hội thực hiện hiệu quả vai trò giám sát việc thực thi chính sách luật pháp liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
HPN-2022-004-BO