liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Kiểm tra tình hình nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá vụ hè thu 2007 tại 4 huyện: Chợ Mới Long Xuyên Châu Thành và Thoại Sơn bằng phương pháp Double antibody sandwich - ELISA

Trung tâm Khuyến nông An Giang

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

CN. Trần Nhất Tuấn

Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Ái Linh, Võ Thị Tuyết Vân, Đoàn Phúc Nguyên, Lâm Cẩm Hoa, Trần Thị Lệ Triệu, Phạm Anh Vũ

Cây lương thực và cây thực phẩm

01/05/2007

01/07/2007

2007

Trung tâm Khuyến nông An Giang

24

Bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá là hai bệnh gây hại nghiêm trọng trên lúa do virus gây ra thông qua tác nhân lây bệnh là rầy nâu. Hai bệnh này cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, biện pháp phòng tránh lây nhiễm mầm bệnh trên diện rộng trong vụ mùa là tiêu hủy các ruộng lúa có biểu hiện nhiễm bệnh nặng trên 30%. Vì khi virus xâm nhập vào cây lúa thì 2 đến 3 tuần sau đó bệnh mới có dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài, đây cũng là cơ hội cho mầm bệnh lây lan. Như vậy sớm chẩn đoán chính xác virus gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hiện diện trên lúa và rầy nâu trong vụ lúa Hè Thu 2007 tại một số huyện trong tỉnh An Giang để kịp thời có biện pháp ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề. Giảm chi phí ngân sách hỗ trợ phòng trừ, dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cho các hộ nông dân có diện tích lúa phải tiêu hủy do bị nhiễm các bệnh trên theo qui định của Bộ NN & PTNT. Lấy mẫu tại 4 xã gồm: xã Phú Thuận (Thoại Sơn), xã Mỹ Hòa (Long Xuyên), xã Bình Hòa (Châu Thành), xã An Thạnh Trung (Chợ Mới). Chọn 3 ruộng lúa trên mỗi xã, các ruộng lúa này có diện tích khoảng 2000-3000m2 và là các ruộng lúa đã từng bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trong các vụ lúa trước. Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu lúa trên mỗi ruộng, mỗi mẫu nhổ từ 2 – 3 buội lúa. Lấy 3 mẫu rầy nâu tại các vị trí xung quanh nơi vừa lấy mẫu lúa, mỗi mẫu rầy nâu thu từ 20 con trở lên. Lấy mẫu tổng cộng 3 đợt: đợt 1 (khi cây lúa được 30 ngày sau khi sạ), đợt 2 (khi cây lúa được 45 ngày sau khi sạ), đợt 3 (khi cây lúa được khoảng 60 ngày sau khi sạ). Mẫu lúa và rầy nâu được thu tại các xã trong 3 đợt sẽ được kiểm tra để phát hiện virus gây bệnh vàng lùn (RGSV) và virus gây bệnh lùn xoắn lá (RRSV) bằng phương pháp Double Antibody Sandwich-ELISA. Qua kết quả kiểm tra nhận thấy tỷ lệ rầy mang mầm bệnh tăng dần sau 3 lần kiểm tra, chứng tỏ khả năng dịch bệnh có thể xảy ra là rất lớn. Tỷ lệ rầy nâu có mang virus cao hơn trên cây lúa, điều này cho thấy virus đã nhân mật số trong trong quần thể rầy nâu tại những địa điểm lấy mẫu. Đề tài đã giúp cho cán bộ Phòng Chẩn đoán Xét nghiệm nâng cao được kỹ năng trong việc phân tích, kiểm tra virus gây bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá trên lúa và rầy nâu.

bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá, Double antibody Sandwish - ELISA