liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,079,460
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

105.99-2019.302

2023-52-1203/NS-KQNC

Lịch sử tiến hóa địa chất vùng Nam Trung Bộ Việt Nam và mối liên quan với quá trình trầm tích ở trũng Tây Nam biển Đông trong giai đoạn Kainozoi

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

TS. Nguyễn Hữu Hiệp

TS. Phạm Như Sang, TS. Khương Thế Hùng, TS. Nguyễn Khắc Du(1), ThS. Phan Văn Bình, TS. Ngô Thị Kim Chi, ThS. Bùi Thị Thu Hiền, PGS.TS. Ngô Xuân Thành

Địa chất học

01/04/2020

01/04/2023

2023

Hà Nội

11 tr. + Phụ lục

Nghiên cứu cấu trúc địa chất: phân tích các số liệu biến dạng và cấu tạo thu thập được trong quá trình khảo sát thực địa kết hợp với các tài liệu địa vật lý gồm tài liệu địa chấn và trọng lực hàng không cả phần đất liền và thềm lục địa Nam Trung bộ. Nghiên cứu thành phần vật chất, đặc điểm địa hóa đồng vị phóng xạ và tuổi tuyệt đối của các đá magma trong khu vực dựa trên kết quả phân tích lát mỏng thạch học, tuổi thành tạo magma (U-Pb zircon), tuổi sử dụng vết vạch của khoáng vật Apatit và và định tuổi (U-Th)/He trên khoáng vật Apatit, thành phần địa hóa và đồng vị phóng xạ... để xác định các giai đoạn hình thành magma, giai đoạn nâng trồi và tốc độ bóc mòn chính của khu vực. Nghiên cứu đặc điểm trầm tích và địa tầng trũng Tây Nam Biển Đông trên cơ sở các tài liệu địa chấn và tài liệu giếng khoan thu thập được nhằm luận giải cấu tạo, kiến trúc, lịch sử lắng đọng cũng như quá trình tiến hóa trầm tích từ nguồn đến nơi lắng đọng (source to sink analysis). Phân tích tổng hợp các yếu tố cấu trúc – kiến tạo, địa tầng, thành phần vật chất, địa hóa và định tuổi tuyệt đối để thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa quá trình tiến hóa địa chất vùng Nam Trung Bộ và quá trình trầm tích trũng Tây Nam biển Đông. Từ đó, đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố địa chất trên lục địa và dưới đại dương trong thời kỳ Kainozoi.

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

22853