liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

07/2019/KQNC

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các Hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh

UBND Tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh/ Thành phố

Thạc sĩ Lê Thị Hạnh

Thạc sĩ Vũ Thị Mai Anh; Thạc sĩ Tạ Xuân Tiếu; Thạc sĩ Cao Ngọc Tuấn; Thạc sĩ Ngô Thanh Thủy; Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh; Thạc sĩ Phan Thị Thanh Việt; Thạc sĩ Hoàng Hồng Nga; Thạc sĩ Phạm Quang Biển; Thạc sĩ Giang Thu Hà; CN. Nguyễn Anh Đức; CN. Nguyễn Văn Tiến; CN. Hoàng Văn Vân; CN. Nguyễn Thị Thanh Hương; CN. Dương Thị Thanh Hà; CN. Phan Thị Huyền

Khoa học xã hội

01/11/2016

01/12/2018

2018

Quảng Ninh

Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Bộ máy nhà nước và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả tích cực và có những đột phá trong công tác CCHC. Đặc biệt là tỉnh đã mạnh dạn xây dựng và thực hiện Đề án chính quyền điện tử và Trung tâm Hành chính công (Trung tâm HCC). Việc mạnh dạn thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm HCC tỉnh và 14 Trung tâm HCC cấp huyện đã thể hiện tư duy đổi mới và ý chí quyết tâm cải cách của cả hệ thống chính trị của Tỉnh. Trung tâm HCC là mô hình mới, chưa có tiền lệ. Việc thí điểm mô hình Trung tâm HCC tỉnh trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm HCC cấp huyện trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND là mô hình đầu tiên trên cả nước (trên cơ sở nghiên cứu học tập mô hình một số quốc gia và áp dụng quy định hiện hành), có tính chất đột phá, phù hợp với chỉ đạo của Trung ương về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, góp phần nâng cao các chỉ số CPI, PAR INDEX1 , thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua. Hiệu quả của mô hình Trung tâm HCC cấp tỉnh, cấp huyện của Tỉnh đã có sự tác động tích cực, lan tỏa đến các địa phương khác, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã đến Quảng Ninh học tập kinh nghiệm và triển khai thực hiện (trong đó, năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 17/4/2017 về thành lập Trung tâm HCC tỉnh Bắc Ninh). Vị trí pháp lý của Trung tâm HCC được dần hoàn thiện, tại Quyết định số 2072/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh đã phê duyệt danh mục vị trí việc làm của Trung tâm hành chính công tỉnh. Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động còn một số tồn tại hạn chế nhất định về thiếu các quy định pháp luật, hướng dẫn về vai trò vị trí, mối quan hệ công tác đặt ra đối với Trung tâm Hành chính công trong tổ chức hoạt động, góp phần đẩy mạnh thực hiện chính phủ điện tử để làm cơ sở đề xuất các quy 1 Năm 2017, Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên đứng vị trí thứ 1 toàn quốc Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số cải cách hành chính.
 Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên 10,2%. Quy mô nền kinh tế tăng 10,8%. 2 định, hướng dẫn thống nhất thực hiện nhằm khắc phục hạn chế, tăng cường chất lượng tổ chức hoạt động trong thời gian tiếp theo. Để tiếp tục phát huy vai trò và ý nghĩa tích cực, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án chính quyền điện tử và hoạt động Trung tâm HCC thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm HCC tỉnh và cấp huyện tỉnh Quảng Ninh là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu Đề tài khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của nhiệm vụ Rà soát, thống kê, nghiên cứu một số cơ sở lý luận, văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn về tổ chức hành chính, dịch vụ công, mô hình trung tâm hành chính công và giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở nguyên lý chung về công tác quản lý, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của tỉnh, kinh nghiệm một số địa phương để làm cơ sở cho công tác đánh giá về tổ chức, hoạt động của các Trung tâm hành chính công thuộc tỉnh; nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương khác để nghiên cứu, tha m khảo kinh nghiệm hay; đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các Trung tâm Hành chính chính công thuộc tỉnh.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu Cơ sở lý luận chung về công tác quản lý, các Chỉ thị, Nghị quyết, quy định của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh và một số địa phương, kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố khác về tổ chức hành chính, dịch vụ công, mô hình trung tâm hành chính công và nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở khoa học, định hướng của Trung ương Đảng, Chính phủ về tổ chức hành chính, dịch vụ công. 4.2. Thực tiễn về công tác quản lý, tổ chức và hoạt động của các Trung tâm hành chính công thuộc tỉnh và một số địa phương. 4.3. Định hướng và một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Giải pháp; Quản lý nhà nước

161/GCN-UDTK