liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,086,656
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

04/2021/TTPTKH&CN

Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây na (Annona squamosa) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nông nghiệp xanh Thái Nguyên

UBND Tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh/ Thành phố

Phùng Thị Kim Cúc

ThS. Vũ Thị Nguyên, KS. Hoàng Thanh Vân, KS. Nguyễn Thị Thuyến, KS. Nguyễn Trung Hiếu, KS. Trần Thị Phương Thảo, KS. Lý Thị Thu Hiền, KS. Liễu Khánh Ly Ly, KS. Nguyễn Thị Huyền

Khoa học nông nghiệp

01/02/2018

01/02/2021

2021

Thái Nguyên

Cây Na (Annona squamosa) là một trong những loại cây ăn quả phổ biến được trồng rộng rãi tại một số nước trên thế giới. Cây na có nguồn gốc ở Châu Mỹ, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.(Vinas RC, 1972).Quả na có vị ngọt và thơm, được dùng là món tráng miệng hoặc dùng làm nguyên liệu kem, thạch, ... Cây na không chỉ có chức năng như một loại cây ăn quả mà  còn được sử dụng trong y học để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, cảm lạnh, ớn lạnh, thấp khớp và khó ngủ (Liu K, Yuan C, Jing G. 2013). Trong hạt, lá, rễ của cây na chứa thành phần alkaloid và axit hydrocyanic nên có độc do vậy có thể dùng các bộ phận trên của cây na điều chế thuốc thảo mộc chống lại các loài côn trùng gây hại nông nghiệp (Vinas RC, 1972).

Tại Thái Nguyên cây Na được trồng ở một số địa phương, song huyện Võ Nhai là huyện có diện tích trồng na lớn nhất trên toàn tỉnh (360 ha). Diện tích đất tự nhiên toàn huyện có 845,1km2, mật độ dân số thấp nhất 70 người/km2. Vì là huyện miền núi nên diện tích đồi núi rất lớn, điều đó sẽ khó khăn cho việc sản xuất lúa nước. Tuy nhiên lại là lợi thế cho cây na phát triển. Na trồng tại đây có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, thịt quả trắng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trên toàn huyện Võ Nhai, cây na dai được người dân trồng ở khắp các xã, tập trung nhất tại ba xã La Hiên, Lâu Thượng và xã Liên Minh. Sự xuất hiện của cây na đã giúp người dân gần đây cải thiện được cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân. Từ năm 2001 trở lại đây tỉnh Thái Nguyên và huyện Võ Nhai đã có chủ trương tăng diện tích trồng na, tập trung sản xuất ở các xã có điều kiện thuận lợi cho na phát triển tốt, nhằm mục tiêu phát triển sản xuất với quy mô lớn.
Tuy có nhiều thuận lợi về điều kiện thổ nhưỡng cho cây na pháp triển song cây Na ở Võ Nhai cũng gặp không ít khó khăn. Bởi na chủ yếu được trồng trên triền núi đá, nơi có các dải đất hẹp xen lẫn với đá hoặc các hốc đá có đất, độ dốc lớn, đất thường bị rửa trôi xói mòn mạnh, nhanh bạc màu cộng với sự đầu tư chăm sóc của người dân rất ít nên vườn na chỉ xanh tốt và cho thu hoạch khoảng 4 - 5 năm đầu, sau đó cây nhanh tàn, thoái hóa, quả nhỏ, nhiều hạt, chất lượng quả kém, giá bán thấp, hiệu quả kinh tế giảm dần theo từng năm. 
Bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của cây na dai phục vụ sản xuất hàng hóathương phẩm và hướng đến sự phát triển vùng chuyên canh cây na nhằm nâng cao đời sống, kinh tế, xã hội cho người dân trồng na tại tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu cụ thể:
+  Điều tra tuyển chọn các cây na ưu tú từ đó tiến hành đánh giá bổ sung đặc điểm nông sinh học trên cây na tại Thái  Nguyên.
+ Tuyển chọn: 20 cây na đầu dòng phục vụ cho công tác nhân giống mở rộng sản xuất.
+ Phân tích được ADN và tính đa dạng di truyền, đăng ký bản quyền ngân hàng gen quốc tế của giống na Võ Nhai.
+  Xây dựng các quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu của giống được chọn lọc và điều kiện cụ thể của vùng trồng.
+ Xây dựng 03 ha mô hình thâm canh tổng hợp trên hai loại đất trồng na chính; 2 ha trồng trên đất núi đá vôi và 01 ha trồng trên đất bãi bằng

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

TNN-2020-04