Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,086,320
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

QGT16.ĐT.01/2018

07/2021/TTPTKH&CN

Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen đậu tương Cúc Bóng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Công Ty Cổ phần Khoa học sự sống

Bộ Khoa học và Công nghệ

Tỉnh/ Thành phố

TS. Trần Minh Quân(2), ThS. Vũ Thị Ánh(1), CN Phạm Thị Thúy Lan, ThS. Trần Minh Hòa, ThS. Ma Thị Trang, KS. Vũ Duy Linh, KS. Lương Đỗ Hà My, TS. Lê Sỹ Lợi, ThS. Nguyễn Thương Tuấn, ThS. Nguyễn Thế Cường,

Trồng trọt

01/02/2018

01/02/2021

2021

Thái Nguyên

Cây đậu tương (Glycine max L. Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, đậu tương là cây trồng quen thuộc và đã được trồng từ lâu đời ở Việt nam, đậu tương luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống cơ cấu cây trồng của địa phương.
Cây đậu tương Cúc bóng là một trong ít giống đậu tương đã được người dân Võ Nhai trồng từ rất lâu đời, đặc biệt ở các xã phía Nam của huyện Võ Nhai như xã Bình Long, xã Phương Giao, xã Tràng Xá. Đây là giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Cây sinh trưởng khỏe, sai quả, ít sâu bệnh, chống đổ tốt, có giá trị dinh dưỡng rất cao và đặc biệt giống đậu tương này đã rất thích nghi và phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu tại Võ Nhai. Tại xã Bình Long từ lâu đã hình thành một làng nghề nổi tiếng là Đậu phụ An Long. Chất lượng thơm ngon của đậu phụ nơi đây đã chinh phục khách hàng gần xa. Người dân Thái Nguyên có dịp qua xã Bình Long đều ghé qua làng nghề nổi tiếng này để thưởng thức hương vị thơm ngon của món đậu phụ dân dã.
Tuy nhiên, giống đậu tương Cúc bóng Võ Nhai ngày càng bị mai một đi. Năng suất, chất lượng giảm, hiệu quả kinh tế khi trồng đậu tương không cạnh tranh được với các cây trồng khác như lúa, ngô, cây ăn quả. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đậu tương Cúc bóng ngày càng bị thu hẹp. Mặt khác, giống Cúc bóng đã được sử dụng lâu ngày bị lẫn tạp, độ thuần không cao, dẫn đến chất lượng giống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy cơ suy thoái giống làm cho các đặc điểm di truyền của giống gốc dần mất đi và hiện hữu nguy mất nguồn gen bản địa. Theo điều tra sơ bộ diện tích đậu tương Cúc bóng tại Võ Nhai chỉ còn khoảng 2,3 ha. Với sự cần thiết đó, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2014 – 2020. Do vậy, việc nghiên cứu bảo tồn nguồn gen đậu tương Cúc bóng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nhằm lưu giữ nguồn gen đặc hữu bản địa đang bị suy giảm, có nguy cơ mất đi theo đơn đặt hàng của tỉnh. Đề tài được nghiên cứu không chỉ bảo tồn được nguồn gen quý mà còn đem lại nguồn lợi cho người dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Thực hiện đề tài nhằm Bảo tồn và lưu giữ được nguồn gen đậu tương Cúc bóng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 

Sở Khoa hoc và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên

TNN-2021-07