
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về sửa đổi bổ sung một số nội dung của Luật Thanh niên năm 2005
- Đánh giá diễn biến môi trường khu vực trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội của hai vùng tam giác phía Bắc và phía Nam Phụ lục: Đánh giá diễn biến môi trường nước dưới đất Đồng Nai
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về dược tại Hải Phòng
- Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau có giá trị tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên và các vùng phụ cận
- Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thủy sản đạt giá trị kinh tế cao ở vùng diện tích chuyển đổi xã Nhật Tân huyện Gia Lộc
- Xây dựng trang tin điện tử trường chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Điều tra đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu các giải pháp thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Trị theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Nghiên cứu chọn tạo giống chè năng suất cao chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ lọc tích cực cho lưới điện phân phối hạ thế dưới 1000V



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
01/2020/KQNC.ĐTCT
Nghiên cứu biện pháp làm đất thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất bền vững trên đất trồng lúa 3 vụ tại tỉnh Đồng Tháp
Trường Đại Học Cần Thơ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tỉnh/ Thành phố
GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ
GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thành Tài, PGS.TS. Nguyễn Thành Hối, ThS. Mai Vũ Duy, TS. Trần Thị Bích Vân, KS. Nguyễn Hồng Phú, ThS. Tô Thị Bích Loan
Trồng trọt
01/08/2016
01/06/2019
Trường Đại học Cần Thơ
249tr. + phụ lục
Dấu hiệu cũng chỉ ra rằng sự suy thoái chất lượng đất là nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa theo thời gian cánh tác (Ladha et al.,2003). Trong những thí nghiệm dài hạn trồng 2 hoặc 3 vụ lúa/ năm, Olk et al. (2004) có kết luận là sau khi đạt tiềm năng suất tối đa thì năng suất lại sụt giảm 35% sau 20 - 30 năm trồng lúa. Trong đó, làm đất là nguyên nhân đầu tiên làm thay đổi đặc tính của đất lúa ngập nước. Tiến trình làm đất ảnh hưởng đến các tính chất vật lý, hóa học và sinh học đất trồng lúa.
Đứng về góc độ làm đất, qua nghiên cứu và thực tiễn sản xuất cho thấy độ phì của tầng canh tác lúa được quyết định bởi các yếu tố sau đây:
- Độ sâu làm đất: Việc đánh bùn để đất được mềm nhão, làm bằng mặt ruộng và giảm lượng nước thấm sâu, tiết kiệm nước, hạn chế mất phân là việc cần phải làm. Tuy nhiên, làm đất cạn sẽ làm tầng đế cày gần mặt đất, tầng canh tác mỏng dẫn đến nguồn cung cấp dinh dưỡng cơ hữu của đất bị hạn chế và hiệu quả sử dụng phân bón thấp do khả năng giữ phân kém. Rễ phát triển kém dễ đổ ngã sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa, gia tăng chi phí sản xuất. Do đó, cần nghiên cứu độ sâu làm đất là cần thiết.
- Phân hủy rơm rạ sau vụ lúa: Chôn vùi rơm rạ vào đất ngập nước sẽ sản sinh độc chất hữu cơ hai lúa, sự thiệt hại này trở nên mãnh liệt hơn khi đất có phèn. Trong điều kiện ngập nước, sự phân hủy rơm rạ rất chậm do tập đoàn vi sinh vật yếm khi cơ hữu của đất hoạt động yếu. Do đó, để sự phân hủy rơm rạ xảy ra được nhanh chóng kịp trong thời gian đất trồng giữa hai vụ, cần phải có những nghiên cứu bổ sung vi sinh vật phân hủy rơm rạ và nghiên cứu điều kiện để phân hủy có hiệu quả.
- Phơi đất lúc làm đất: Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước đều cho thấy đất ngập nước quanh năm làm thay đổi hệ sinh vật đất dẫn đến sự chuyển hóa chất dinh dưỡng trong đất kém hiệu quả, cũng như khoáng hóa thuần về hóa học đất cũng bị trì trệ. Kinh nghiệm trồng lúa của ông ta đã đúc kết "Một cụ đất nỏ bằng giỏ phân". Tuy nhiên, có sự cạnh tranh giữa thời gian phơi ải và thời gian mở cống đê bao nhận phù sa và rửa độc chất trong đất. Cần nghiên cứu rút ngắn lại thời gian giữa hai vụ Hè Thu và Thu Đông để cho có thời gian dài ải đất sau vụ Đông Xuân và lấy phù sa sau vụ Thu Đông.
- Rãnh nước trong ruộng: Nông dân ở tỉnh Đồng Tháp đánh rãnh nước còn rất ít. Độc chất cần được rửa trước khi xuống giống là phèn và độc chất hữu cơ, nhất là vào đầu vụ Hè Thu. Do đó, cần có nghiên cứu khoảng cách giữa các rãnh nước. Thực tế cho thấy những cây lúa nước hai bên rãnh nước phát triển rất tốt, bông to, nhiều hạt bù lại phần đất bị mất do làm rãnh.
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: Cải thiện một số tính chất về độ phì của đất; Giảm chi phí phân bón, giảm đổ ngã, tăng hiệu quả sản xuất.
Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Đồng Tháp, số 23, đường 26/3, phường 1, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.
DTP-2020-001