
- Phần: Kết quả nghiên cứu cải thiện chất lượng của bê tông nhựa bằng các chất phụ gia vô cơ và hữu cơ
- Phương thức sinh kế bền vững với yêu cầu bảo tồn và phát triển của một số tộc người thiểu số ở khu vực vườn quốc gia Cát Tiên
- Nghiên cứu thực trạng dạy và học tiếng anh tại các trung tâm ngoại ngữ khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị phóng phao tự tuổi phục vụ cứu hộ cứu nạn trên sông biển
- Xác định hệ phân loại sinh thái học các hoạt tính sinh học của bọ đậu đen và tổng hợp thuốc trừ sâu sinh học an toàn để tiêu diệt chúng
- Nhân giống cây cúc mâm xôi bằng phương pháp nuôi cấy invitro
- Nghiên cứu những xu thế mới của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Nghiên cứu khả năng thành thục sinh dục của tôm sú từ nguồn tôm nuôi trong ao đìa
- Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng công thức và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (Porratus) và tôm hùm xanh (Phomarus)
- Quản lý trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước và cơ sở hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
1421/KHNN
Nghiên cứu biện pháp phòng chống các loài sâu bệnh chính trên cây Chanh leo theo hướng tổng hợp tại Sơn La
Công an tỉnh Sơn La
UBND Tỉnh Sơn La
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Dương Gia Định
ThS. Phạm Thị Lan; KS. Lèo Mạnh An; KS. Lưu Thanh Nga; KS. Nguyễn Thị Hường; KS. Đào Huy Danh; KS. Trần Dũng Tiến; KS. Phạm Văn Thọ; KS. Nguyễn Kim Ngân; KS. Đỗ Thị Thanh Huyền;
Khoa học nông nghiệp
01/07/2019
01/06/2021
2021
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La
* Thành phần sâu bệnh hại: có 15 loài. Trong đó có 06 loại sâu bệnh hại chính gồm:
- Nhóm bệnh hại: Bệnh do virus (Passion fruit woodiness (PWV)); Bệnh đốm nâu (Alternaria sp); Bệnh đốm loang dầu (Phytopthora nicotianae); Bệnh thán thư (Colletotrichum sp).
- Nhóm sâu hại: Nhện đỏ (Tetranychus sp) ; Bọ trĩ (Thrips sp).
* Diễn biến một số sâu bệnh hại chính:
- Bệnh do virus gây hại: tăng dần theo các tháng trong năm.
- Bệnh đốm nâu, đốm loang dầu, thán thư: gây hại cao từ tháng 6-8.
- Nhện đỏ, Bọ trĩ: Có 2 cao điểm gây hại trong năm, đợt 1 từ tháng 3-5, đợt 2 từ tháng 9-11.
2. Các yếu tố sinh thái địa hình (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi), tuổi cây, vị trí (gần rừng, xa rừng), canh tác (trồng xen, không trồng xen) đều có ảnh hưởng đến mức độ phát sinh và tỷ lệ gây hại của sâu bệnh chính.
- Yếu tố địa hình (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi): Chân đồi có bệnh virus, đốm nâu, đốm loang dầu, thán thư gây hại cao nhất; Đỉnh đồi có nhện đỏ, bọ trĩ gây hại cao nhất.
- Yếu tố tuổi cây: Các sâu bệnh hại ở vườn năm 2 đều gây hại cao hơn so với vườn năm 1.
- Yếu tố vị trí (gần rừng, xa rừng): Gần rừng có bệnh virus, đốm nâu, đốm loang dầu, thán thư gây hại cao hơn xa rùng; nhện đỏ, bọ trĩ gây hại thấp hơn xa rừng.
- Yếu tố canh tác (trồng xen, không trồng xen): Các loại bệnh virus, đốm nâu, đốm loang dầu, thán thư trong vườn trồng xen gây hại cao hơn không trồng xen; nhện đỏ, bọ trĩ vườn trồng xen gây hại thấp hơn không trồng xen.
3. Kiểu giàn có ảnh hưởng đến diễn biến và phát sinh gây hại của sâu bệnh chính hại chanh leo, trong đó kiểu giàn đứng chữ I có tỷ lệ hại và mức độ sâu bệnh hại thấp nhất tiếp đến là kiểu giàn chữ T, giàn phẳng cải tiến, giàn truyền thống có tỷ lệ và mức độ sâu bệnh hại cao nhất.
4. Hiệu lực phòng trừ bệnh của thuốc bảo vệ thực vật:
- Thuốc có hiệu lực cao đối với bệnh đốm nâu hại quả chanh leo: Amistartop 325SC, tiếp theo thuốc có hoạt chất Ridomil Gold 68WG. Thuốc có hiệu lực thấp nhất là Antracol 70WP.
- Thuốc có hiệu lực cao với bệnh đốm loang dầu là Aliette 80WP, tiếp theo là thuốc có hoạt chất Ridomil Gold 68WG. Thuốc có hiệu lực thấp nhất Starsuper 10SC..
Nghiên cứu biện pháp phòng chống các loài sâu, bệnh chính trên cây Chanh leo; sâu bệnh hại chanh leo
1421/KHNN