Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu các phương pháp và mô hình phát triển cộng đồng để xây dựng và phát triển toàn diện ấp Tây Huề (xã Mỹ Hòa - Long Xuyên - An Giang)

Sở Tài chính An Giang

UBND Tỉnh An Giang

Tỉnh/ Thành phố

Nguyễn Minh Hừng

Xã hội học nói chung

08/2001

08/2002

2002

An Giang

147

Một trong những nguồn lực đó là nguồn lực cộng đồng dân cư xã ấp Phát triển cộng đồng là phương pháp khơi dậy, động viên, tập hợp nguồn lực cộng đồng cùng với các nguồn lực khác để khai thác sử dụng lao động, đất đai đồng vốn có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của cả nước. Từ lâu, phát triển cộng đồng đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên,đến nay chưa thấy các cơ quan chức năng của nhà nước và các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tổng kết thực tiễn, rút ra các vấn đề về lý luận, lý thuyết PTCĐ. Hoặc đã có nghiên cứu nhưng chưa phổ biến Trong điều kiện đó, do đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội và dân số của các xã ấp nông thôn ở vùng ĐBSCL nói chung và ở tỉnh An Giang nói riêng; và do trình độ năng lực cùng những điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế; nên Ban chủ nhiệm đề tài cố gắng tiếp cận vấn đề PTCĐ trong một phạm vi địa bàn nhỏ hẹp một ấp nông thôn cụ thể là ấp Tây Huề để nghiên cứu xây dựng đề tài khoa học:Nghiên cứu các phương pháp và mô hình phát triển cộng đồng để xây dựng và phát triển toàn diện ấp Tây Huề (xã Mỹ Hòa - Long Xuyên - An Giang) Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước và từ thực tiễn kinh tế xã hội của ấp Tây Huề Đề tài đã trình bày phương pháp, mô hình cùng biện pháp tổ chức thực hiện theo hướng đi vào những vấn đề vi mô,cụ thể giảm nhẹ phần lý luận trù tượng với mong muốn tạo điều kiện để cán bộ thuộc hệ thống chính trị cơ sở và các tầng lớp dân cư ấp Tât Huề tiện tham khảo, vận dụng vào thực tiễn. Do trình độ năng lực của Ban chủ nhiệm đề tài còn nhiều hạn chế, trong khi PTCĐ là vấn đề khá mới mẻ trong nghiên cứu khoa học; nên cả nội dung và hình thức thể hiện của đề tài chắc chắn không tránh khỏi những khuyết điểm, chưa thật logic cả về khoa học, lý luận và các phương pháp tổ chức thực hiện. Với tinh thần ấy, và với tình cảm sâu sắc đối với bà con nông dân, ở một vùng quê đã từng là căn cứ CM trong thời kỳ chống Mỹ; Ban chủ nhiệm đề tài cũng mạnh dạng tiếp cận, nghiên cứu đề tài với hy vọng tìm ra được ít vấn đề hữu ích trong cái biển khoa học mênh mong, để góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học, và để tham khảo ứng dụng được đôi điều nào đó và thực tiễn ấp Tây Huề và các ấp nông thôn khác.

phát triển cộng đồng; An Giang