Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,737,368
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2025-02-0284/NS-KQNC

Nghiên cứu chọn tạo 2 dòng cừu Phan Rang

Viện Chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

ThS. Đỗ Chiến Thắng

KS. Phùng Văn Quân, TS. Đỗ Thị Thanh Vân, ThS. Lý Thị Luyến, KS. Nguyễn Thị Nguyệt, KS. Đỗ Thị Mơ, KS. Bùi Thanh Hằng, BSTY. Phan Thị Hà, KS. Hà Thị Thu Thủy, TS. Phạm Văn Giới

Di truyền và nhân giống động vật nuôi

01/01/2020

31/12/2024

2024

Hà Nội

106 Tr. + Phụ lục

Đàn cừu Phan Rang hiện nay mặc dù thích ứng tốt với điều kiện địa phương nhưng năng suất chưa cao, quản lý đàn giống chưa tốt, cừu đực và cừu cái không được theo dõi hệ phả, sử dụng phối giống tự nhiện không kiểm soát, trao đổi và mua bán làm giống tự do, đặc biệt cừu đực giống thường được sử dụng trong cùng một đàn giống qua nhiều thế hệ nên hiện tượng cận huyết xuất hiện tràn lan và phổ biến trong các nông hộ chăn nuôi dẫn đến năng suất thịt thấp, khả năngsinh sản không tốt. Thực tế trong đàn cừu Phan Rang, đặc điểm lông được phân ly và biểu hiện rõ rệt và trong đó đặc điểm lông tơi và lông bện dễ nhận biết trong cùng một đàn giống, nên việc chọn lọc phân tách có tính khả thi cao. Ở điều kiện Việt Nam và hơn nữa trong tương lai, cừu với các kiểu dạng lông này sẽ phản ứng khác nhau với môi trường, dẫn đến khả năng thích ứng và phát triển khác nhau, hiệu quả chăn nuôi khác nhau và thích ứng cho các vùng chăn nuôi khác nhau. Việc phân lập 2 nhóm lông tơi và lông bện trên cừu Phan Rang thành 2 dòng cừu biệt lập còn tạo điều kiện tiền đề cho quản lý nhân giống thuận lợi hơn, tạo nguồn nguyên liệu tốt và nền tảng để ứng dụng và khai thác ưu thế lai trong nhân giống cừu. Để khắc phục cận huyết, suy thoái năng suất cần tiến hành chọn tạo cừu Phan Rang thành các dòng cừu chuyên dụng, đặc trưng để phục vụ lưu trữ nguồn gen và tạo nguồn nguyên liệu giống để khai thác tiềm năng ưu thế trong lai giống cừu Phan Rang.

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

24944