liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTKHCN.089/19

2024-24-0187/NS-KQNC

Nghiên cứu chọn tạo giống dừa cho các tỉnh phía Nam

Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu

Bộ Công Thương

Bộ

ThS. Thái Nguyễn Quỳnh Thư

ThS. Nguyễn Thị Mai Phương, ThS. Nguyễn Đoàn Hữu Trí, KS. Lưu Quốc Thắng, KS. Phạm Phú Thịnh, KS. Nguyễn Thị Kim Chi, ThS. Ngô Thị Thanh Trúc, KS. Phạm Mạnh Đoàn, KS. Nguyễn Anh Thương, KS. Nguyễn Đăng Phú, KTV. Nguyễn Thị Mỹ Linh, KTV. Đặng Kim Thanh

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

01/01/2019

01/12/2023

2023

TP. Hồ Chí Minh

176 tr.

Đối với canh tác cây dừa, nhất là trong điều kiện xâm nhập mặn, việc chọn giống tốt và có khả năng thích nghi cao với môi trường bất lợi là một trong những giải pháp quan trọng trong sản xuất. Một trong những định hướng chọn tạo giống dừa lấy dầu là chọn tạo giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, chống chịu điều kiện mặn và kháng sâu bệnh hại (Võ Văn Long, 2001). Vì vậy, việc đánh giá các vườn dừa bị nhiễm mặn và tuyển chọn cây dừa mẹ trong điều kiện nhiễm mặn của nước tưới trong mương vườn dừa là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cây dừa có đặc tính sinh trưởng liên tục và ra hoa, đậu quả quanh năm nên cần cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng kể từ giai đoạn cây con trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (Trần Văn Hâu và ctv, 2011). Trong các loại dinh dưỡng, yếu tố lân cho tác động rất lớn đến quá trình kích thích ra rễ, thúc đẩy sự sinh trưởng và phân hóa mầm hoa, qua đó giúp gia tăng số lượng lá mọc thêm, phát hoa và hoa cái, nâng cao tỉ lệ thụ phấn thụ tinh và chất lượng quả (Nguyễn Bảo Vệ và ctv, 2005).

Chọn giống; Giống dừa; Độ mặn; Sinh trưởng; Phát triển

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

23597