liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2018-53-137

Nghiên cứu công nghệ khai thác năng lượng từ nước thải công nghiệp mía đường

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Bộ

PGS.TS. Nguyễn Thị Hà

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, TS. Lê Văn Chiều, TS. Lê Thị Hoàng Oanh, ThS. Cái Anh Tú, ThS. Phạm Hoàng Giang, CN. Nguyễn Duy Hiển, CN. Đinh Duy Chinh, Nguyễn Việt Hoàng, Phạm Thị Nga

Kỹ thuật điện và điện tử

04/2014

12/2016

2016

Hà Nội

22 + Phụ lục

Nước thải ngành công nghiệp mía đường chứa một lượng lớn các chất hữu cơ trong đó có các hợp chất chứa nitơ và phốt pho. Đây là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn tiếp nhận và ảnh hưởng bất lợi đến đời sống thủy sinh vật. Trong các công nghệ xử lý nước thải sản xuất mía đường, công nghệ bùn hoạt tính yếm khí ngược dòng (UASB) được áp dụng phổ biến do các ưu điểm như khả năng làm việc với tải trọng chất ô nhiễm hữu cơ cao và tiềm năng thu hồi năng lượng (khí metan). Trong nghiên cứu này đã tiến hành phân tích, đánh giá các dòng thải của công ty Mía đường Hòa Bình (Hoasuco) bằng phương pháp phân tích dòng (MFA) - một phương pháp hữu hiệu trong quản lý tài nguyên và chất thải. Khả năng thu hồi khí metan theo phương án xử lý nước thải sản xuất mía đường bằng hệ thống UASB đã được nghiên cứu, đánh giá. Kết quả cho thấy dòng nước thải chung với lưu lượng 2000-2200 m3/ngày có tính axit (pH 6,22), TSS và COD đều vưọt hơn 6 lần QCVN 40: 2011/BTNMT (cột B) đối với nước thải công nghiệp; dòng thải rửa thiết bị và từ hệ thống xử lý hấp thụ khí thải có mức ô nhiễm cao, COD 2200 và 2565 mg/L với lưu lượng tương ứng 910 và 220 m3/ngày. Hiệu quả xử lý đạt cao nhất với tải trọng 4,8 gCOD/L.ngày và thời gian lưu thủy lực (HTR) 12 giờ đạt 89,9; 81,5 và 58,5 % tương ứng với các tải trọng 4,8; 2,47 và 7,37 gCOD/L.ngày. Sự có mặt của các ion kim loại (Ca2+, Mg2+ và Cu2+) ảnh hưởng khá rõ đến khả năng xử lý của hệ UASB. Ở nồng độ 300 mgCa27L, 100-1000 mg Mg2+/L), thể tích khí CH4 thu được tăng mạnh (13 - 25%). Tuy nhiên, khi nồng độ cao như Mg2+ ở 2400 mg/L có xuất hiện dấu hiệu ức chế quá trình kỵ khí. Trong khi đó Cu2+ gây ức chế ở mọi nồng độ nghiên cứu (0,5 - 4 mg/L), hiệu suất xử lý COD giảm khi tăng nồng độ Cu2+ và thể tích khí CH4 cũng giảm - 26 - 28%. Khí biogas trung bình cao nhất đạt 12 L/ngày với tải trọng 4,8 gCOD/L.ngày, tỷ lệ metan trong khí biogas trung bình đạt 60,7 %. Ước tính tiềm năng thu hồi khí metan thông qua việc tách dòng nước thải nhà máy đường Hòa Bình và xử lý bằng hệ UASB tính theo hệ số thực nghiệm là rất khả quan, đạt 560,7m3 khí CH4/ngày, tương đương khoảng 1000kWh điện/ngày. Ước tính theo lý thuyết tiềm năng thu metan của Hoasuco đạt 541,8 tấn CH¬4/vụ.

Khí sinh học; MFA; Mía đường; Thu hồi metan; UASB; Xử lý nước thải; Năng lượng; Nước thải công nghiệp

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14667