Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

03/2024/TTUD-KQĐT-1

Nghiên cứu đánh giá đặc điểm cảnh quan địa mạo - địa chất tài nguyên sinh vật khu vực mũi Dù - núi Cấm và biển liền kề thuộc phường Ninh Hải thị xã Ninh Hòa đề xuất phương án quản lý bảo tồn khai thác hợp lý

Viện Hải Dương học

UBND Tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh/ Thành phố

Phạm Bá Trung

1. ThS. Trần Văn Bình 2. ThS. Nguyễn Hữu Hải 3. ThS. Mai Xuân Đạt 4. TS. Nguyễn Xuân Vỵ 5. ThS. Làu Và Khìn 6. ThS. Phạm Tuấn Long 7. ThS. Lê Hữu Tuấn 8. CN. Nguyễn Thị Thắm 9. CN. Mai Hoàng Đảm

Khoa học tự nhiên

12/2021

10/2023

2024

Nha Trang, Khánh Hòa

Đề tài đã thực hiện hoàn thành các nội dung công việc đáp ứng với các mục tiêu đề ra kết quả như sau:

1. Đoạn bờ biển mũi Dù – núi cấm thuộc nhóm bờ biển kiểu bờ biển vũng vịnh tích tụ - mài mòn đang bị san bằng do tác động của sóng, phần mài mòn phân bố phía trên mức nước triều trung bình và phần tích tụ nằm ở phần dưới, các bãi biển mài mòn diện tích nhỏ không đáng kể - đó chính là các bench (bãi biển mài mòn) và klif (vách biển), nền mài mòn (platform). Các dạng địa hình tích tụ bãi biển cuội, bãi biển cát. Thành phần vật liệu chủ yếu là đá trầm tích chịu tác động của các hoạtđộng kiến tạo đã hình thành các mũi đá nhô, các vách đá trầm tích, có ba uốn nếp và các đai mạch thạch anh, có 2 bãi biển và các bậc thềm biển. Đặc biệt còn phát hiện được các hóa thạch sinh vật cúc đá (Ammonite) gồm: Pseudogrammoceras cf. loducensis Sato; Hammatoceras molukkanum (Cloos); Dumortieria sp. Hóa thạch Mollusca gồm: Parvammusium dongnaiense (Mansuy); Plagiostoma sp. (aff. P. oebybolus Whidborne) và gỗ hóa thạch thành phần chính là đá silic đioxit (SiO2) màu đen, hơi xám vàng được phát hiện trong các trầm tích của hệ tầng (J2 ln) ở vùng mũi Dù – núi Cấm, Ninh Hòa. Phân loại đã xác định gồm Phyllocladoxylon vietnamense, Brachioxylon sp, Protophyllocladoxylon thylloides, Araucariocylon sp. Các hóa thạch sưu tập kể trên là những hóa thạch đặc trưng, xác định tuổi cho các trầm tích chứa chúng là Jura sớm đến Jura giữa cách đây khoảng 174.1 – 182.7 triệu năm. Vách đá trầm tích mũi Dù – núi Cấm thuộc dạng địa hình đặc trưng có ý nghĩa cho nghiên cứu và học tập về các quá trình hình thành bờ biển trong khu vực mũi Dù – núi Cấm. Các dạng địa hình, địa mạo còn tạo nên cảnh quan ấn tượng thu hút du khác đến thăm quan.

2. Đa dạng tài nguyên sinh vật khu vực mũi Dù – núi Cấm: Hệ sinh thái rạn san hô đã xác định được 61 loài, 28 giống, 13 họ san hô cứng; 3 giống san hô mềm, 98 loài thuộc 53 giống và 30 họ cá rạn san hô phân bố tại các rạn san hô , đã ghi nhận 33 taxa nhóm động vật đáy kích thước lớn thuộc 3 ngành, trong đó ngành Chân khớp có 1 loài thuộc 1 họ, ngành Da gai có 5 taxa thuộc 4 họ và ngành Thân mềm có 27 taxa thuộc 18 họ. Độ phủ san hô sống ở khu vực mũi Dù – núi Cấm chiến trên 50% độ phủ nền đáy, trong đó san hô mềm là thành phần chiếm ưu thế (độ phủ 24-38%), tiếp đến là san hô cứng (12-20%). Mật độ trung bình cá rạn san hô đạt mức khá cao với 319 cá thể/100m2 . Hệ sinh thái rong biển đã xác định được 54 loài rong biển; 98 loài thuộc 53 giống, Trong đó, có 8 loài có giá trị kinh tế, 2 loài thuộc danh mục nhóm I loài nguy cấp, quý hiếm là rong Hồng mạc rộng (Halymenia dilatata) và rong Hồng mạc đốm (Halymenia maculata). Độ phủ trung bình của rong biển đạt 10.7% ± 3.7. Trong đó, độ phủ lớn nhất đạt 13% ± 2.7 ghi nhận được tại trạm MD-I và độ phủ nhỏ nhất là 7% ± 2.7 tại trạm MD-II. Hệ sinh thái vùng triều bờ đá: Đã xác định được 57 taxa động vật đáy thuộc 2 ngành thân mềm và chân khớp hiện diện ở vùng triều bờ đá. Trong đó ngành chân khớp có 18 taxa và ngành thân mềm có 39 taxa. Họ Muricidae thuộc thân mềm có số loài nhiều nhất (6 taxa), các họ còn lại có từ 1 - 2 taxa. Mật độ trung bình của động vật đáy vùng triều bờ đá là 151cá thể/m2 . Mật độ trung bình cao nhất ở vùng triều cao và thấp nhất ở vùng triều giữa. Hệ sinh thái đáy mềm: Đã xác định được 104 taxa động vật đáy đáy mềm có phân bố ở 6 trạm điều tra, thuộc 4 ngành; Ngành giun đốt có 63 loài; ngành thân mềm 13 loài; ngành giáp xác có 16 loài và ngành da gai có 12 loài.Mật độ trung bình động vật đáy đáy mềm là 1283 cá thể/m2 , giun nhiều tơ có mật độ trung bình cao nhất, tiếp đến là da gai và thấp nhất là mật độ thân mềm.

3. Đã hoàn thành hồ sơ đề nghị thành lập khu di sản thiên nhiên mũi Dù – núi Cấm, cấp tỉnh với 40 điểm mốc (hệ VN2000, múi 30 ), có diện tích của khu di sản là S=217.53 ha. Trong đó có khu vực di sản cần được bảo tồn hạn chế các tác động đến cảnh quan có diện tích S=113ha (hình 5.5). Đề nghị xếp “Di sản thiên nhiên mũi Dù – núi Cấm”, Cấp tỉnh và sau đó tiếp đề nghị để thành lập Di sản địa chất mũi Dù – núi Cấm, thuộc “Di sản địa chất kiểu A”, kết hợp các giá trị về sinh học và văn hóa, mũi Dù – núi Cấm sẽ là “bảo tàng địa chất ngoài trời”, kết hợp với các hoạt động du lịch với giáo dục về tự nhiên, trong đó trọng tâm là lĩnh vực địa chất của khu vực.

cảnh quan; địa mạo; địa chất

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Khánh Hòa

ĐKKQ/363