
- Mô hình tổ chức mạng lưới dân cư vùng ven biển Miền Trung
- Xây dựng thư viện mở tại Bộ Tư pháp
- Nhà nước kiến tạo phát triển qua mô hình một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Thể chế bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ xe nâng hàng 4045 P (đề mục 7 đề tài 34010306)
- Nghiên cứu giải pháp kết cấu lắp ghép sử dụng bê tông tính năng cao cho công trình xây dựng trên đảo
- Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất hoa chậu hoa thảm phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch sinh thái bền vững cho thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi hành (Allium) ở Việt Nam
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chế phẩm sinh học Biomix1 xử lý chất thải nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khi Việt Nam gia nhập WTO
- Nghiên cứu các giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên - Phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở U Minh và Tây Nguyên



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
1041/GCN-KQNV
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý bệnh gây rụng lá và sâu đục ngọn lá hồi theo hướng bến vứng tại tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Tỉnh Lạng Sơn
UBND Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh/ Thành phố
KS. Hoàng Thị Ái
KS. Hoàng Thị Ái, KS. Phan Văn Sáu, KS. Sầm Ngọc Thanh, TS. Bùi Văn Dũng, KS. Nguyễn Thị Huế, ThS. Bùi Công Anh, KS. Hoàng Văn Lợi, KS. Hoàng Như Quỳnh, KS. Đặng Nhật Quý, KS. Hoàng Xuân Huyền
Khoa học nông nghiệp
01/10/2016
01/10/2019
2019
Lạng Sơn
80 tr
Sâu đục ngọn hại hồi:
1. Đã xác định tên khoa học loài sâu đục ngọn hại hồi là loài: Lixus sp., họ Curculionidae (họ vòi voi), bộ Coleoptera (bộ cánh cứng).2. Vòng đời loài Lixus sp. từ 74 - 111 ngày, pha trứng kéo dài từ 7-11 ngày; sâu non có 5 tuổi thời gian từ 45-62 ngày; nhộng 10-20 ngày; thời gian sống trưởng thành từ 20-120 ngày. Trong điều kiện nhiệt độ 27,50oC, ẩm độ 79,68%.
- Loài Lixus sp. có số lượng trứng trung bình là 2,42 trứng/lần đẻ, số trứng trung bình là 80,45 trứng/ trưởng thành cái, cá biệt một số trưởng thành cái có thể đẻ tới 200 trứng.
- Loài Lixus sp. từ khi vũ hóa đến khi giao phối là 6-8 ngày, 15 ngày sau giao phối đẻ trứng, thời gian đẻ trứng trung bình 40-45 ngày, trưởng thành cái thời gian sống 80-90 ngày, đực 62-65 ngày. Khả năng sống sót tăng dần qua các tuổi, tuổi càng lớn khả năng sống sót càng cao, giai đoạn nhộng khả năng sống sót 96-97%.
3. Sâu đục ngọn thường xuất hiện vào đầu tháng 2 đến đầu tháng 3, hại mạnh nhất từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 tỉ lệ búp hồi bị hại trên 30%, Các vị trí trồng khác nhau đỉnh đồi, sườn đồi và chân đồi ảnh hưởng đến sự phân bố của loài. Đỉnh đồi tỷ lệ hại cao nhất so với các vị trí khác, đỉnh cao vào đầu tháng 5 tỉ lệ búp hại 34%; sườn đồi là 15% và chân đồi 21%. Rừng thuần tỉ lệ hại do sâu đục ngọn (25%) cao hơn rừng hỗn giao (9%).
4. Biện pháp thủ công như: Phát quang bờ bụi, cây dại, tỉa cành vô hiệu, những vết hại cũ thu gom tiêu hủy mang lại hiệu quả phòng chống sâu đục ngọn đã làm giảm tỉ lệ búp hại từ 13,5% xuống 10,2%.
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm Beauveria bassiana có hiệu quả phòng chống sâu đục ngọn là 52,4%, chế phẩm Metarhizlax anisopliae là 45,5%; Thuốc sinh học Enasin 32WP phòng chống sâu đục ngọn đạt 84%, Elincol 12ME đạt trên 75%.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc hóa học Regent 800WG, Penalty 40WP, Angun 5WG và Rambo 5SC phòng chống sâu đục ngọn đạt hiệu quả cao.
5. Đã xây dựng thành công 01 mô hình (2ha) về sâu đục ngọn hồi tại xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan đạt kết quả cao trên 85%
Bệnh thán thư:
1. Bệnh gây rụng lá có tên tiếng việt: Bệnh thán thư, tên khoa học: Colletotrichum gloeosporioides, thuộc họ Melanconiaceae, bộ Melanconiales
Bệnh thán thư gây hại ở nhiều giai đoạn khác nhau: Giai đoạn cây con, ra lá non, giai đoạn ra hoa, quả non và sau thu hoạch.
2. Nấm C. gloeosporioides phát triển mạnh nhất trên môi trường PCA sau 5 ngày nuôi cấy. Trên môi trường PDA nấm C. gloeosporioides phát triển mạnh nhất trong điều kiện nhiệt độ 28oC và pH=6,0. Trên môi trường PDA sau 7 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 28oC và pH=6,0 đường kính tản nấm đạt cao nhất 5,8 cm.
3. Bệnh thán thư phát sinh gây hại đầu tháng 7 và đến cuối tháng 12. Tỉ lệ hại cao nhất vào cuối tháng 10 có những nơi lên tới trên 70%.
+ Bệnh thán thư gây hại ở đỉnh đồi đạt cao nhất, các vị trí như chân đồi và lưng đồi tỉ lệ bệnh thấp hơn.
+ Rừng hồi trồng thuần tỉ lệ hại do bệnh thán thư gây ra cao hơn so rừng trồng hỗn giao 10-15%.
4. Biện pháp thủ công: cắt tỉa cành vô hiệu, thu dọn tàn dư vết bệnh cũ, phát quang những cây dại mang tiêu hủy đạt hiệu quả phòng chống bệnh thán thư, đã làm giảm chỉ số bệnh từ 5,44% xuống 4,11%.
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng thuốc sinh học Biobus 1.00 WP và Zianum 1.00WP phòng chống bệnh thán thư đạt 55-57%.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các thuốc hóa học Amistar Top 325EC, Antracol 70WP, Tilt Super 300 EC phòng trừ bệnh thán thư đạt cao nhất. Nếu tỉ lệ bệnh cao >50% nên phun kép 2 lần cách nhau 10 - 14 ngày.
5. Đã xây dựng thành công 01 mô hình (2ha) về bệnh thán thư hại hồi tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia đạt kết quả cao.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
LSN-2019-010