
- Ứng dụng công nghệ vi sinh (xạ khuẩn vi khuẩn) để sản xuất phân hữu cơ (compost) chất lượng cao từ phế phụ liệu trong trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ
- Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của nhân dân trong hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân cấp cơ sở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay
- Xây dựng mô hình xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Khảo sát tình trạng nhiễm trùng bệnh viện tại các bệnh viện đa khoa thuộc Sở Y tế Khánh Hoà
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về phông phóng xạ ở một số khu vực tại tỉnh Đồng Nai và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường
- Xây dựng mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc và kỹ thuật điều khiển sự ra hoa của Lan hồ điệp
- Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Dây thường xuân (Hedera nepalensis K. Koch) tại một số tỉnh vùng núi Tây Bắc
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu ảnh DIMS
- Hợp tác nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng của Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam vào thực tiễn



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
18/GCN- KHCN
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh và HĐND các huyện thành phố tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm kỳ tiếp theo
Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang
UBND Tỉnh Bắc Giang
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Nghiêm Xuân Hưởng
ThS. Lâm Thị Hương Thành, ThS. Nguyễn Thế Toản, ThS. Đặng Hồng Chiến, ThS. Hà Văn Bé, ThS. Vũ Tấn Cường, ThS. Hoàng Huy Việt, ThS. Phạm Thùy Trang, CN. Khổng Văn Suất, ThS. Trần Văn Đô, ThS. Lương Văn Duẩn, ThS. Nguyễn Phúc Kha, CN. Nguyễn Vân Anh, ThS. Thân Văn Hân, ThS. Dương Minh Đức, ThS. Đặng Thị Yến, ThS. Đỗ Thị Hằng Nga, ThS. Bùi Văn Quyết, ThS. Nguyễn Văn Thanh, ThS. Hoàng Văn Tri, CN. Đặng Thị Mai.;
Xã hội học
01/01/2022
01/12/2022
2022
Bắc Giang
129
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài rút ra những vấn đề sau:
Hoạt động giám sát nói chung và giám sát chuyên đề của HĐND nói riêng là một trong nhưng yếu tố quan trọng nhất của kiểm soát quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013, là một trong những tiêu chí của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả giám sát chuyên đề của HĐND cấp tỉnh và cấp huyện tỉnh Bắc Giang từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã mang lại những hiệu quả thiết thực: Xây dựng và củng cố bộ máy HĐND các cấp, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở các huyện, thành phố và trên địa bàn toàn tỉnh. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND các cấp được bảo đảmthì cần phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, nguồn nhân lực, kinh phí, tinh thần trách nhiệm.
Đại biểu HĐND là trung tâm trong giám sát chuyên đề, do vậy cần phải phải nâng cao vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, phẩm chất, năng lực giám sát và theo dõi, đôn đốc, đi đến cùng việc thực hiện nghị quyết, kết luận giám sát. Trong các yếu tố bảo hiệu quả của giám sát chuyên đề thì sự tham gia, phối hợp, đưa tin, phản ánh của các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, cần xây dựng cơ chế hữu hiệu để báo chí là kênh quan trọng hỗ trợ hoạt động thực thi các nghị quyết, kết luận giám sát bằng cách nêu gương, phản ánh các điển hình gương mẫu trong việc nghiêm chỉnh chấp hành cũng như phê phán, đấu tranh với những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ, thiếu trách nhiệm.
Trách nhiệm trong việc thực thi nghị quyết, kết luận sau giám sát phải được coi là yếu tố quan trọng trong việc xác định trách nhiệm công vụ, là tiêu chí, thước đo sự đánh giá việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ vào việc thực thi kết luận giám sát để xác định đối tượng chịu sự giám sát có hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét để bổ nhiệm, bầu vào các chức vụ trong quản lý nhà nước, hoạt động công vụ phải lấy việc chấp hành và thực thi giám sát là một trong những yêu cầu của việc xem xét, quyết định. Đó cũng là yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách hành chính; cải cách tư pháp; đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cử theo Hiến pháp năm 2013. Từ kết quả giám sát chuyên đề, HĐND các cấp tỉnh Bắc Giang có căn cứ để quyết định nhiều vấn đề quan trọng ở địa phương; đã bám sát chức năng nhiệm vụ tổ chức nhiều cuộc giám sát chuyên đề ở nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau. Những kết luận, kiến nghị sau giám sát đã được các đơn vị, ngành chức năng xem xét, tiếp thu sửa chữa, khắc phục. bằng những yếu tố về chính sách, pháp luật, như: vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc làm; bằng những yêu tố về công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong cuộc sống, như: phẩm chất, năng lực, trình độ, trách nhiệm của đại biểu HĐND. Do đó, muốn tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát chuyên đề thì cần phải tăng cường, hoàn thiện trên cả hai phương diện: chính sách, pháp luật và phẩm chất, năng lực, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đó.
Để bảo hiệu quả giám sát thì cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát một cách sát sao việc thực hiện các nghị quyết, kết luận giám sát, mặt khác phải tăng cường, làm rõ trách nhiệm và trong trường hợp cần thiết phải xử lý nghiêm minh đối với những chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời, không nghiêm các nghị quyết, kết luận giám sát theo đúng quy định của pháp luật. Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát chuyên đề được thể hiện rõ nhất ở việc thực thi kết luận giám sát vì nó phản ánh hậu quả pháp lý của toàn bộ hoạt động giám sát, muốn hoạt động giám sát có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả
Giám sát chuyên đề
Trung tâm Ứng dụng KHCN Bắc Giang
6/78/2023/KQNVCT