
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của bồi hoàn đa dạng sinh học nhằm đề xuất các quy định về chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học tại Việt Nam
- Xây dựng mô hình nuôi cá tra tăng sản trong ao tại xã Tân Lộc huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ
- Thay đổi sinh kế của một số dân tộc thiểu số ở vùng miền núi Tây Bắc dưới tác động của biến đổi khí hậu
- Thiết bị hỗ trợ kiểm tra phần gầm ôtô-Bản vẽ tổng thành và chi tiết
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp giảm thiểu thiệt hại do xói lở bồi tụ vùng cửa sông ven biển tỉnh Hà Tĩnh
- Ứng dụng công nghệ enzyme để hỗ trợ tách chiết các hợp chất chống oxy hóa từ rong nâu Khánh Hòa đáp ứng theo yêu cầu làm thực phẩm và mỹ phẩm
- Xây dựng mô hình ứng dụng sự cố tràn dầu bằng phao ngăn dầu tại khu vực vùng nước cảng biển Hải Phòng
- Cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven biển Nghĩa Hưng Nam Định
- Quan hệ kinh tế giữa đồng bằng sông Cửu Long với cả nước trước hết với thành phố Hồ Chí Minh và Miền Đông Nam Bộ
- Nghiên cứu biên soạn Địa lý Khánh Hòa



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
01C-05
2024 - 40-NS-ĐKKQ
Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh phục vụ quản lý sản xuất bưởi Diễn an toàn tại Hà Nội
Viện Bảo vệ thực vật
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
TS. TRẦN VĂN HUY
ThS. Hà Thị Thu Thủy, TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh, ThS. Nguyễn Thị Nga, ThS. Đặng Đình Thắng, ThS. Dương Thị Liên.
7/2021
12/2023 gia hạn đến 3/2024
2024
Hà Nội
Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng sản xuất bưởi diễn và xác định thành phần mức độ gây hại của sâu bệnh hại chính
- Nghiên cứu các giải pháp quản lý sâu bệnh hại và nâng cao chất lượng Bưởi diễn
- Xây dựng mô hình phòng trừ sâu bệnh hại bưởi Diễn
Kết quả nghiên cứu
- Một số nguyên nhân ảnh hưởng sinh trưởng, phát triển năng suất, chất lượng bưởi Diễn tại các vùng trồng tập trung của Hà Nội đó là: đất trồng (khả năng thoát nước kém), quy trình chăm sóc (cắt tỉa, bón phân, tưới nước, thụ phấn… ) chưa được áp dụng một cách thuần thục theo hướng nâng cao sức khỏe đất, sức khỏe cây trồng. Trong đó chưa chú trọng vào khâu cắt tỉa và sử dụng phân bón hữu cơ. Việc phòng trừ sâu bệnh còn thụ động, chủ yếu sử dụng hóa chất BVTV, ít sử dụng biện pháp sinh học và thường phun theo định kỳ. Nhiều vườn bưởi Diễn đang trong thời kỳ suy giảm sức sống, quả bé, bộ tán lá yếu.
- Thành phần sâu bệnh hại bưởi Diễn có 17 loài sâu hại và 11 loại bệnh hại phổ biến. Trong đó nhện đỏ (Panonychus citri),ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis), rệp sáp (Planococcus citri) là các đối tượng gây hại chính. Các loại bệnh hại chính trên bưởi gồm có bệnh vàng lá thối rễ Fusarium solani, đốm đen quả Phyllosticta citricarpa, thối rụng quả Phytophthora sp.,bệnh loét Xanthomonas campestrisgây thiệt hại nghiêm trọng đối với bưởi Diễn với mức độ làm giảm năng suất khoảng 34,35%. Tiếp đến là bệnh vàng lá thối rễ, bệnh đốm đen, nhện đỏ, ruồi vàng và rệp sáp.
- Đã xây dựng được quy trình và giải pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh hại bưởi Diễn theo hướng tạo sản phẩm an toàn:
+ Xác định được tổ hợp các biện pháp tác động tổng hợp bao gồm (chăm sóc, cắt tỉa, bổ sung phân hữu cơ, sử dụng dung dịch cá và đậu tương hợp với phân vô cơ, chất điều tiết sinh trưởng, bao quả, bón kali tạo ngọt…. đúng thời điểm, liều lượng và phương pháp đã cho hiệu quả tăng năng suất và chất lượng bưởi Diễn một cách rõ rệt.
+ Đã xây dựng được 01 quy trình và các giải pháp kỹ thuật quản lý sâu bệnh hại chính (Nhện đỏ, rệp sáp, ruồi vàng, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh chảy gôm, bệnh đốm đen quả và bệnh loét). Xác định được các khâu chăm sóc then chốt ảnh hưởng đến chất lượng của bưởi Diễn đó là phương pháp cắt tỉa để đạt tuổi cành mẹ (cành mang quả), phân bón hữu cơ thích hợp (Phân cá, đậu tương ngâm ủ) kết hợp với bón cân đối trung vi lượng, ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học (Trichoderma, Beauveria bassiana, SH - Lifu, Nano curcumin) để phòng trừ các loại bệnh hại chính tạo sản phẩm an toàn.
- Đã xây dựng 01 mô hình phòng trừ sâu bệnh hại bưởi Diễn quy mô 1ha tại xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội. Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại chính gồmnhện đỏ, rệp sáp, ruồi vàng, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh chảy gôm, bệnh đốm đen quả và bệnh loét đạt trên 80%. Sản phẩm bưởi Diễn đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Năng suất tăng 15,2% và hiệu quả kinh tế của mô hình tăng trên 22,1 % so với sản xuất đại trà.
- Tổ chức được 02 hội thảo (20 đại biểu/1 hội thảo) về đánh giá thực trạng sâu bệnh hại và xây dựng giải pháp phòng trừ tổng hợp phục vụ sản xuất bưởi Diễn an toàn. Tổ chức 5 lớp tập huấn (30 người/lớp) cho 150 cán bộ và người dân địa phương (Chương Mỹ, Hoài Đức, Đan Phượng) về quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại bưởi Diễn. Kết quả đã nâng cao được năng lực của cán bộ và người dân của địa phương trong điều tra phát hiện và phòng trừ tổng hợp các loại sâu bệnh hại bưởi Diễn.
Bưởi Diễn, phòng trừ sâu bệnh
2024 - 40/ĐKKQNV- SKHCN