
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy lạnh hấp thụ NH3-H2O để sản xuất nước đá phù hợp với điều kiện tại Việt Nam
- Tín dụng chính sách trong phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam
- Điều tra phân tích tình hình sử dụng phế liệu cá ba sa và bước đầu thăm dò khả năng chế biến sử dụng có hiệu quả
- Lọc thuần tổ chức sản xuất lúa mùa đặc sản huyết rồng Vĩnh Hưng tỉnh Long An
- Điều tra đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ phần đội ngũ khoa học công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất giải pháp phát huy và phát triển
- Nghiên cứu phát triển cây Sì to (Valeriana jatamansi Jone) làm thuốc an thần giảm đau và antistress
- Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải nhà máy XLNT Bình Hưng bằng mô hình đống ủ thông khí cưỡng bức có phối trộn vật liệu hữu cơ
- Hỗ trợ xây dựng mô hình phát tán giống heo Phục vụ công tác nạc hoá đàn heo tại huyện Hàm Thuận Nam
- Các phương pháp suy diễn cho phân tích ngữ nghĩa ẩn trong dữ liệu lớn
- Đánh giá thực trạng đề xuất giải pháp phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề của Huyện Thạch Thất theo hướng bền vững đến năm 2030



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
TTH.2017-KC.02
158
Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen giống sen Huế tại Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Khoa học Huế
UBND Tỉnh Thừa Thiên–Huế
Tỉnh/ Thành phố
TS. Hoàng Thị Kim Hồng
ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy; PGS.TS. Võ Thị Mai Hương; PGS.TS. Tôn Thất Pháp; PGS.TS. Trương Thị Bích Phượng; PGS. TS. Trần Thị Thu Hà; ThS. Đặng Thanh Long; ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang; ThS. Ngô Thị Minh Thu; ThS. Ngô Thị Bảo Châu;
Khoa học công nghệ trồng trọt khác
01/09/2017
2020
Thừa Thiên Huế
129
1. Điều tra, thu mẫu xây dựng bản đồ phân bố và xác định sự đa dạng di truyền về kiểu hình của các giống sen Huế.
Tổng diện tích trồng sen tại 66 địa điểm trồng sen ở Thừa Thiên Huế trong năm 2017-2018 là 341,12 ha, trong đó sen địa phương chiếm 107,07 ha, sen Cao sản chiếm 234,05 ha. Huyện Phong Điền có diện tích trồng sen lớn nhất với 196,70 ha, chiếm 57,66% diện tích trồng sen toàn tỉnh, huyện Phú Vang: 64.20 ha, Hương Trà: 41,60 ha, Trong Đại Nội: 4,57 ha, ngoài Đại nội thuộc thành phố Huế: 19,90 ha và Phú Lộc: 14.00 ha. Huyện Hương Thủy có diện tích trồng sen thấp nhất với 0,15 ha, chiếm 0,04%.
- Tập đoàn 66 mẫu giống sen tại 66 địa điểm trồng sen ở Thừa Thiên Huế trong năm 2017-2018 thuộc 2 nhóm chính, trong đó nhóm 1 có 2 giống sen nhập nội là sen xanh Đồng Tháp và sen Cao sản, nhóm 2 là nhóm sen địa phương (sen Huế) bao gồm 5 giống: sen trắng trẹt lõm, sen trắng trẹt lồi, sen hồng Phú Mộng, sen hồng Vinh Thanh (sen đỏ ợt) và sen hồng Gia Long. Thời gian sinh trưởng của các giống sen này dao động từ 153 - 171 ngày, trong đó giống sen trắng trẹt lõm là dài nhất (171 ngày) và giống sen hồng Vinh Thanh là thấp nhất (153 ngày). Kích thước lá nhóm sen hồng Phú Mộng, sen hồng Vinh Thanh và sen hồng Gia Long lớn hơn nhiều và có màu xanh mướt hơn so với các loại sen khác nên có thể sử dụng làm nón lá sen. Hoa của các giống sen này có màu sắc đẹp, tươi và lâu tàn hơn so với sen Cao sản nên có thể trồng để kinh doanh về hoa. Đặc biệt giống sen hồng Vinh Thanh có hoa thay đổi màu sắc rõ rệt từ khi ra nụ cho đến lúc sen tàn. Đây là giống thể hiện đa dạng hình thái hoa đặc sắc nhất trong nhóm sen hồng ở Thừa Thiên Huế.
- Đã tuyển chọn và xây dựng vườn ươm 500 m2 tại Hương Sơ, thành phố Huế để trồng 5 giống sen Huế và 1 giống sen Cao sản làm đối chứng. Các giống sen đều sinh trưởng, phát triển tốt trên vườn ươm và đã tạo ra một nguồn cây giống khá lớn làm nguyên liệu trong nghiên cứu xây dựng mô hình.
2. Nghiên cứu đa dạng di truyền các mẫu giống sen Huế bằng kỹ thuật DNA mã vạch (DNA barcode) và xây dựng được sơ đồ mối quan hệ phát sinh loài của các giống sen ở Thừa Thiên Huế.
- Trong chín đoạn gene mã vạch thuộc hệ gene lục lạp được nghiên cứu thì ba trong số chín đoạn gene (gene rbcL, gene matK, gene trnH - psbA) có sự xuất hiện các vị trí sai khác nucleotide có hệ thống giữa các mẫu sen nghiên cứu. Ba đoạn gene này là dấu hiệu ban đầu nhằm thực hiện nghiên cứu thăm dò tiếp theo để đi đến xây dựng nên các DNA mã vạch cho các giống sen trồng trên địa bàn Thừa Thiên Huế, góp phần phân biệt giữa sen có truyền thống trồng ở Huế so với các giống sen du nhập từ nơi khác đến. Có 32 đoạn gen liên quan đến nội dung này đã được công bố trên ngân hàng GenBank (Phụ lục 1).
3. Nghiên cứu quy trình nhân giống sen Huế từ ngó giống.
Xây dựng và hoàn chỉnh một quy trình nhân giống sen Huế, được hội đồng của hội nghị tự đánh giá nội bộ thông qua.
4. Xây dựng mô hình trồng 3 giống sen Huế triển vọng, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại
- Đã xây dựng được 01 mô hình 1.000 m2 tại hồ Tịnh Tâm, trồng 3 giống sen Huế triển vọng là sen hồng Vinh Thanh (sen Đỏ ợt), sen hồng Phú Mộng và sen trắng trẹt lõm.
+ Năng suất của 6 giống sen nghiên cứu dao động từ 0,86 - 4,57 tấn/ha, trong đó giống Cao sản có năng suất cao nhất đạt 4,57 tấn/ha, giống sen trắng trẹt lõm đạt 3,80 tấn/ha, giống sen hồng Phú Mộng đạt 3,24 tấn/ha, riêng giống sen đỏ ợt mặc dù tốc độ sinh trưởng, phát triển cao nhất nhưng sản lượng thu được thấp hơn các giống sen Cao sản, sen trắng trẹt lõm và sen hồng Phú Mộng với 2,57 tấn/ha. Hai giống sen trắng trẹt lồi và hồng Gia Long có năng suất rất thấp lần lượt đạt 1,84 tấn/ha và 0,86 tấn/ha.
+ Kết quả đánh giá chất lượng các giống sen thông qua các thành phần dinh dưỡng có trong hạt sen bao gồm hàm lượng carbonhydrat, protein, đường tổng số, lipide và hàm lượng các nguyên tố khoáng có trong hạt sen cho thấy các giá trị này trong giống sen Cao sản thường thấp hơn so với các giống sen Huế. Trong nhóm sen Huế thì hai giống sen trắng cho kết quả cao nhất, tiếp theo là giống sen hồng Vinh Thanh (sen Đỏ ợt), sen hồng Gia Long và hồng Phú Mộng.
Kết quả phân tích các amino acid cho thấy hàm lượng các amino acid có vòng thơm và amino acid liên quan đến độ ngọt trong các giống sen Huế cao hơn sen Cao sản, trong đó nhóm sen trắng Huế có mùi thơm và độ ngọt cao hơn so với nhóm sen hồng Huế.
Nguồn gen; Giống sen Huế
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
158